Được tạo bởi Blogger.
(BT-VT) - (Fax)

Thứ Bảy, 30 tháng 6, 2012

           HUYỆN UỶ CHÂU ĐỨC                                              ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
 CHI BỘ PHÒNG LAO ĐỘNG &TBXH             Châu Đức, ngày  29  tháng 6  năm 2012  


 
                                  BÀI THU HOẠCH
HỌC TẬP, QUÁN TRIỆT NGHỊ QUYẾT TRUNG ƯƠNG IV (KHÓA XI)
“Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”

Tôi tên: Trần Phúc Minh.
Đơn vị công tác: Phòng Lao động & TBXH huyện Châu Đức.
Chức vụ: Chuyên viên
Nhiệm vụ được phân công: mảng Thương binh, liệt sĩ người có công.
Tôi tự kiểm điểm, tự phê bình, phê bình theo kế hoạch thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 Ban chấp hành Trung ương khoá XI “Một số vấn đề cấp bách về Xây dựng Đảng hiện nay”,  như sau:

I. Nhận thức, tiếp thu của bản thân về mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng của Nghị quyết Trung ương 4(Khóa XI) về những nhiệm vụ giải pháp tổ chức thực hiện được nêu trong nghị quyết Trung ương 4:
Qua nội dung học tập Nghị quyết Trung ương 4, bản thân tiếp thu được những nội dung sau:
- Mục đích của Nghị quyết Trung ương 4 là giúp các đồng chí Đảng viên, cán bộ, công chức nhận thức được đầy đủ, sâu sắc mục đích, ý nghĩa của Nghị quyết, nắm vững tư tưởng chỉ đạo, nội dung quan trọng, những công việc cần làm, cả trước mắt và lâu dài, tạo sự thông nhất cao về ý chí và hành động, đưa Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng vào cuộc sống.
-Chỉ đạo, tổ chức thực hiện Nghị quyết với quyết tâm chính trị cao trong toàn Đảng. Các đồng chí Uỷ viên Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, các cấp ủy đảng, cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp, nhất là người đứng đầu, phải thật sự gương mẫu làm trước. Phải làm kiên quyết, kiên trì, xác định rõ lộ trình thực hiện, thời gian hoàn thành; làm từng bước vững chắc, thường xuyên kiểm tra, giám sát, đôn đốc thực hiện.
- Xây dựng Đảng là công việc hệ trọng, khi thực hiện phải bình tĩnh, tỉnh táo, không nóng vội, cực đoan; giữ đúng nguyên tắc, không để các thế lực thù địch, những phần tử cơ hội lợi dụng, kích động, xuyên tạc, đả kích gây rối nội bộ; đồng thời không được để rơi vào trì trệ, hình thức, không làm chuyển biến được tình hình.
- Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) nhằm đáp ứng yêu cầu nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng, xây dựng Đảng thực sự trong sạch, vững mạnh cả về chính trị, tư tưởng, tổ chức, cán bộ, phương thức lãnh đạo. Nghị quyết Trung ương 4 tập trung vào 3 vấn đề cấp bách:
Thứ nhất: đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, trước hết là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, để nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng.
Thứ hai: xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, nhất là cấp Trung ương, đáp ứng yêu cầu của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.
Thứ ba: xác định rõ thẩm quyền, trách nhiệm người đứng đầu cấp ủy, chính quyền trong mối quan hệ với tập thể cấp ủy, tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị; tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng.
Ba nội dung đó có quan hệ gắn bó, trong đó, nội dung thứ nhất là trọng tâm, xuyên suốt, mang tính cấp bách nhất.
 Giải pháp tổ chức thực hiện:
- Trước nhất, bản thân phải tập trung làm rõ trách nhiệm cá nhân, gương mẫu thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, tự phê bình và phê bình, nói đi đôi với làm, nêu gương về đạo đức, lối sống để từ đó đề ra các hoạt động thực hiện công tác chuyên môn, nhất là các chính sách của Đảng, Nhà nước có liên quan, ảnh hưởng lớn đến mọi người dân.
- Vấn đề kế tiếp là mỗi cán bộ, đảng viên, trước hết là cán bộ lãnh đạo, quản lý kiểm điểm, liên hệ theo chức trách, nhiệm vụ được giao, tự phê bình và phê bình thẳng thắn, dân chủ, nghiêm túc, chân thành, gắn với thực hiện Quy định về những điều đảng viên không được làm, theo cương vị công tác. Làm tốt việc kiểm điểm để có căn cứ xem xét, sàng lọc đội ngũ cán bộ của chi ủy, các chức danh chủ chốt nhiệm kỳ tới.
- Định kỳ tổ chức để cán bộ, công chức góp ý kiến xây dựng Đảng thông qua Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội trong các buổi họp hoặc trong các kỳ đưa Đảng viên ra thực hiện tự phê trước tập thể.
II. Những công việc của Chi bộ Phòng và bản thân cần làm để thực hiện tốt các mục tiêu, nhiệm  vụ, giải pháp mà Nghị quyết Trung ương IV
1. Công việc chung của Chi bộ:
-Theo tôi, trước hết, mỗi cán bộ, đảng viên phải tự nghiêm khắc với bản thân, tự kiểm điểm hoạt động cá nhân mỗi ngày, để nhìn nhận lại việc tốt xấu để từ đó nâng cao phẩm chất con người.
- Phải phát huy được vai trò của nhân dân tham gia vào xây dựng Đảng chứ không chỉ là giám sát. Cần coi tiếng nói của nhân dân, của cán bộ, công chức là căn cứ quan trọng để tổ chức xem xét cán bộ. Tạo điều kiện để nhân dân, cán bộ, công chức có tiếng nói tham gia xây dựng Đảng.
- Thực hiện tốt cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”,cụ thể như việc chi tiêu tiết kiệm, có lối sống giản dị, trong sạch, lành mạnh.Thực hiện tốt đoàn kết nội bộ vì đoàn kết là sức mạnh của tập thể.
- Với truyền thống, bản chất tốt đẹp của Đảng, được nhân dân, cán bộ, công chức đồng tình, ủng hộ, nhất định chúng ta sẽ thực hiện thắng lợi nghị quyết này, tạo bước chuyển biến mới trong công tác xây dựng Đảng, làm cho Đảng ta ngày càng trong sạch, vững mạnh, đưa Đất nước ngày càng phát triển văn minh giàu đẹp.
          2. Kiểm điểm công việc của bản thân:
2.1. Về tư tưởng chính trị:
          - Luôn giữ vững quan điểm, lập trường chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.
          - Luôn chấp hành nghiêm các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, đồng thời vận động gia đình và người thân thực hiện tốt các qui định của địa phương nơi cư trú.
          - Nghiêm túc học tập và nghiên cứu các chuyên đề về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; qua học tập các chuyên đề này trong hành động, cũng như nhận thức của một cán công chức luôn phải có ý thức giúp đỡ mọi người xung quanh.
2. 2. Phẩm chất đạo đức, lối sống:
- Có lối sống lành mạnh, giản dị, trung thực. Luôn giữ gìn sự đoàn kết trong nội bộ cơ quan, đồng nghiệp.
          - Đấu tranh chống các biểu hiện tiêu cực, quan liêu ảnh hưởng đến uy tín cơ quan, Nhà nước.
- Luôn chấp hành tốt nội quy cơ quan; có mối liên hệ chặt chẽ, gần gũi, thân tình với nhân dân, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân.
          - Luôn lắng nghe tâm tư nguyện vọng của người dân để có đề xuất kịp thời với lãnh đạo cơ quan.
2.3 Ưu điểm:
 - Thực hiện tốt các chức trách nhiệm vụ được giao, đảm bảo có hiệu quả năng suất trong công việc và đúng quy định pháp luật.
- Lắng nghe, tiếp thu các ý kiến đóng góp của cá nhân, tập thể nhằm điều chỉnh những thiếu sót để ngày càng hoàn thiện hơn.
- Sống có tình có nghĩa, yêu thương đồng chí, đồng đội, góp ý những ưu khuyết điểm của từng cán bộ công chức để có sự điều chỉnh cho phù hợp; đồng thời, để từ đó phát huy những điểm mạnh, hạn chế khắc phục các điểm yếu. Góp phần xây dựng Chi bộ ngày càng vững mạnh, trong sạch.
- Phấn đấu vượt khó, an tâm tư tưởng để hoàn thành nhiệm vụ được giao, học tập, phát huy thực hành tiết kiệm, xây dựng lối sống chuyên cần, giải dị, tác phong làm việc khoa học, sáng tạo, hiệu quả.
- Có thái độ lịch thiệp, hướng dẫn tận tình các đối tượng chính sách và người dân đến liên hệ công việc; đây cũng là vấn đề quan trọng việc xây dựng văn hoá công sở, cho mọi đối tượng có liên quan biết và hiểu đúng chính sách ưu đãi của Nhà nước đối với người có công.
- Ngoài ra, trong công việc tuy là mảng hoàn toàn mới nhưng bản thân đã cố gắn tìm hiểu, phối hợp với các xã thị trấn thực hiện tương đối tốt; đối với các cán bộ công chức xã bản thân khi tiếp xúc đều có thái độ lịch thiệp, hướng dẫn xã tận tình. Vì tôi suy nghĩ rằng mọi người đều giống bản thân mình tất cả đều đặt mục tiêu công việc lên hàng đầu nhưng với lý do gì chưa đạt được thì trách nhiệm của mình phải hướng dẫn, trao đổi công việc để cùng nhau ngày càng phát triển.
2.4 Khuyết điểm:
- Trong công việc nhiều lúc còn dễ dãi, nể nang cho nên một số cán bộ xã chưa thực hiện đúng trình tự và thời gian quy định.
- Một số công việc bản thân không trực tiếp tham gia (như trong các buổi họp) cho nên khi thực hiện còn một số hạn chế.

Trên đây là Bản kiểm điểm Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 Ban chấp hành Trung ương khoá XI “Một số vấn đề cấp bách về Xây dựng Đảng hiện nay”. Đề nghị các đồng chí xem xét góp ý./.
       Châu Đức , ngày29  tháng 6 năm 2012
                                                                          Người viết bản kiểm điểm


                                                                                                                         

                                                                         

                                                               Trần Phúc Minh

Chủ Nhật, 24 tháng 6, 2012

[id]Cứ Ngỡ Còn Trong Tay (Bướm Đêm);http://www.nhaccuatui.com/nghe?L=GC4Z4rep2R3D|Vì Đó Là Em (1991);http://www.nhaccuatui.com/nghe?L=fIMAUDA30HAU|Những Tình Khúc Yêu Cầu (1995);http://www.nhaccuatui.com/nghe?L=0o3Mo78C65y4|Chiều Nay Không Có Em;http://www.nhaccuatui.com/nghe?L=3CGDr7L8QWj8[/id]

Thứ Ba, 12 tháng 6, 2012

Để cài đặt tên miền cho blogspot trước hết bạn phải mua một tên miền, và tôi khuyên bạn không nên sử dụng tên miền miễn phí như .tk hay co.cc vì sao? Vì khi gặp sự cố thì bao nhiêu công sức của bạn sẽ thành con số 0 , chưa kể là những điều khoảng sử dụng tên miền miễn phí gây bất lợi cho bạn và họ sẽ lấy tên miền của bạn bất cứ lúc nào mà họ muốn. Đặc biệt những blogger chuyên nghiệp hay những người thông thạo về IT thì họ rất ghét và coi thường những blog có tên miền miễn phí, thà để nguyên còn có gia trị hơn.

Tôi chỉ có thể chỉ cho bạn cách cài đặt tên miền của công ty Godaddy mà thôi vì tôi chưa bao giờ dùng hàng Việt nên không rành lắm, nhưng tôi nghĩ nó cung tương tự nhau.

Chú ý: Có thể tên miền của bạn phải mất đến 48h mới có thể hoạt động.

Bước 1: Mua tên miền (yêu cầu bạn phải có thẻ Visa hoặc tài khoảng Paypal). hoặc bạn có thể mua tên miền ở các công ty Việt Nam.

http://www.godaddy.com đây là nhà cung cấp tên miền và host hàng đầu thế giới bời vậy bạn yên tâm về chuyện thanh toán.

Bước 2: Cài đặt tên miền gồm hai phần: Phần trên blog và phần trên trang web mà bạn mua tên miền.

A. Cài đặt trên blog

Bạn vào menu "Cài đặt" >>> chọn menu con "Xuất bản" >>> chọn


Tiếp theo chọn "Chuyển sang cài đặt nâng cao"


Nhập tên miền mới vào các thứ còn lại để mặc định >>> nhập mã xác nhận >>> click "Lưu cài đặt" để hoàn tất.


Tiếp tục đánh dấu check như hình bên dưới rồi nhập mã xac nhận >>> "Lưu cài đặt"


B. Phần cài đặt trên web mua tên miềnVí dụ tôi mua tên miền trên web goddady.com
Bước 1: "Domains" >>> "Domains Management"

Bước 2: Click vào dấu "+" >>> chọn "Manage Domain"


Bước 3: Tìm Dòng "DNS Manager" rồi click chọn "Launch"

Bước 4: Trên dòng "A (host)" click chọn "Add new record"


Trong cửa sổ mới hiện ra chọn A host
"Host name" nhập @
"Points to IP address" nhập các số
216.239.32.21
216.239.34.21
216.239.36.21
216.239.38.21


Bước 5: Trên dòng "CNAME" cũng làm tương tự như A host chỉ có khác là chỗ "host name" thay @ = www và "Points to IP address" = ghs.google.com

Bước 6: Tìm dòng "Domain infomation"

Bước 7: Điền tên miền của bạn tương tự như hình bên dưới, xong rồi click "OK"
Chú ý: Có thể tên miền của bạn phải mất đến 48h mới có thể hoạt động.

Thứ Hai, 11 tháng 6, 2012




Thứ Tư, 6 tháng 6, 2012

Từ sau khi hoàn thiện thủ thuật "Recent posts" hiện thị giống trang tin247.com, mình nảy ý định hiển thị nhiều kiểu khác nhau cho các bài viết trong widget "Recent posts". Tức là bài này hiển có kèm ảnh thumbnail , bài khác thì chỉ hiển thị tiêu đề... Với cách này, tiện ích Recent posts của chúng ta sẽ không còn đơn điệu nữa.

Lưu ý mẫu này phù hợp với BLog có phần Main (bài đăng) rộng khoảng 660Px. những Blog bài đăng có main nhỏ hơn thì cần phải có chút hiểu biết về CSS mới có thể áp dung rễ ràng được:
Các bạn có thẻ xem Demo:

 

» Các bước thực hiện

1. Đăng nhập vào tài khoản Blogger
2. Vào phần thiết kế (Design)
3.  Thêm đoạn mã sau trước thẻ  ]]></b:skin>
/* MAIN HOME */ ul, ol, dl, li {padding: 0;margin: 0;list-style:none;} a:hover {color: #CF152A;text-decoration: none;} a:focus, a:hover, a:active {outline: none;} h2, h3, h4 {margin:0;padding:0;font:bold 100% Verdana,Geneva,sans-serif;line-height:1.4em} #outer-wrapper {padding:0;text-align:left;font:normal normal 100% Verdana,Geneva,sans-serif;} #wrap {width:960px;margin:0 auto;}
#main-wrapper {width:440px;float:left;display:inline}
#main-home {width:652px;float:left;display:inline;}
.body-home {border:1px solid #cdcdcd;margin-top:15px;background:#fff;padding-bottom:10px}
.body-home-s {border:1px solid #cdcdcd;background:#fff;padding-bottom:10px;margin-bottom:15px;}
.body-s-left {background:#fff;margin:0;padding:8px 10px 0 10px;width:345px;float:left;border-right: 1px solid #cdcdcd}
.body-s-left img{background:#eee;border: 1px solid #ccc;float: left;margin-bottom:8px;padding:5px;width: 333px;height:239px;}
.body-s-left h2 {color:#383838;font-size:14px;font-family:Tahoma;margin:0;padding:0;line-height:1.3em}
.body-s-left h2 a{text-decoration:none;text-transform:none;color:#383838}
.body-s-left-info {margin:0;padding-top:8px;line-height:1.5em;font: normal 13px Tahoma;color:#383838;}
.body-s-right-li {width:265px;float:right;padding-right:10px;padding-top:5px}
.body-s-right-li ul {}  
.body-s-right-li li {background: url(https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEgoHViAKyVU5ZOeF4dAXxWbhX8xltOlrrRUmIlRP0RiiK_5JdobKHc4b24ipG5he-IMai2ITgasAVuFa3KPPaiLDRlSOr-G0eoHHoCeIOIYrytX-a7XQizkVgYaq2ZiSzevWlP7E2qQtr8/s1600/green-star.gif) no-repeat 3px 6px;padding:3px 0 3px 15px;line-height:1.3em;font: normal 12px Arial}
.body-s-right-li li a {color:#2B2B2B}
.body-h-left {margin:0;padding:8px 10px 0 10px;width:245px;float:left;border-right: 1px solid #cdcdcd}
.body-h-left img{background:#FFF;border: 1px solid #ccc;float: left;margin-bottom:8px;padding:5px;width: 233px;height:139px;}
.body-h-left h2 {color:#383838;font:bold 13px Tahoma;line-height:1.3em}
.body-h-left h2 a{text-decoration:none;text-transform:none;color:#383838}
.body-h-left-info {margin:0;padding-top:8px;line-height:1.5em;font: normal 13px Tahoma;color:#383838;}
.body-h-right {width:365px;float:left;margin:8px 0 5px 10px; }
.body-h-right img{background:#FFF;border: 1px solid #ccc;float: left;margin-right:5px;padding:2px;width: 125px;height: 75px;}
.body-h-right h2 {color:#006600;font:bold 12px Tahoma;line-height:1.3em}
.body-h-right h2 a {text-decoration:none;text-transform:none;color:#383838}
.body-h-left-info-li {padding-top:3px;line-height:1.5em;font: normal 13px Tahoma;color:#383838;}
.body-h-right-li {width:375px;float:right;magrgin-right:8px 5px 0 0}
.body-h-right-li ul {margin:0;padding:0}      
.body-h-right-li li {background: url(https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEhjlEdX9xRQ0t85VbFhjOVlZNopBDqJiNIA6BI5OPseeiW6YZ8BhfrJUp3kgIG4a8OwrC45Zr82NAGHKG3OGoF5OGTMFDWCOZm-hTZAlh9_O9pRCc9JZbZjmI5X4yYiWPptUzxFjvpUIjE/s1600/li.gif) no-repeat 5px 9px;padding:3px 0 3px 13px;line-height:1.3em;font: bold 12px Arial}
.body-h-right-li li a {color:#383838}
.body-s-left h2 a:hover, .body-s-right-li li a:hover,.body-h-left h2 a:hover, .body-h-right-li li a:hover, .body-h-right h2 a:hover, .subbox a:hover, .post h2 a:hover {color: #CF152A}          
.boxtitle{height:33px;padding:1px;background:url(https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEiMuITtDXkzYcaUX1QXPI8G0eRy1NDBxLgLeMagZpUIsHm5w_BPJzyU8Yf_WzyD9roE_CLeYjALfzqw_Ku0gOaHyYcOShcx7BdzdFM-7MN0hxRs6gBgEhP2GxAL5m60ikHZ0RHFf18iu0I/s1600/boxtitlerp.gif) repeat-x;}
.boxtitle h2{float:left;}
.boxtitle1{background:url(https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEhkQRtHYhnkRVqH3ruaRMoFvgAglF_X92Pxih9WDxmh-mT_t2J4E1PyYbvbuvxsaifPlMAlmIr8DctIQlKKJoL6F1ij0TXpPkyCmdinf3YNGomcH6t_BFPO0H7Cq-jFOXbOvIM6o6nYjdw/s1600/boxtitle1.gif) no-repeat top left;width:47px;          height:33px;float:left;}
.boxtitle2, .boxtitle2 a {background:#b80d1e;line-height:28px;float:left;padding-left:5px;padding-right:5px;font-weight:bold;color:#fff;}
.boxtitle3{background:url(https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEjx9omVxXuUl0Yx2ggsC2qNDDE6CZmCH0HGfrtlPtLqFfzyeXlpb4SrOXwl78IrspEBb_cHjh4vNqULJB_LgqYF9npAipQ2BruktmoIfcYGukvkF50qzkaXh7Xl42598RdYBsQt2pFU3tY/s1600/boxtitle2.gif) right top;width:40px;height:28px;float:left;}
.subbox{float:left;line-height:28px;width:395px; overflow:hidden;}
.subbox a{color:#4b4d4f;font-weight:bold;font-size:12px; float:left;}
.subbox li{float:left;margin-right:5px;color:#cdcdcd;font-size:15px;}
.body-s-left img:hover, .body-h-left img:hover, .body-h-right img:hover {background:#ddd}


4. Tiếp tục chèn đoạn code sau lên trước thẻ </head>
<b:if cond='data:blog.url == data:blog.homepageUrl'>        
<script src='http://namknablog.googlecode.com/files/box-home.js' type='text/javascript'/>
<style type='text/css'>
.post-outer{display:none}
</style>
</b:if>            
<b:if cond='data:blog.pageType == &quot;index&quot;'>                           
<script type='text/javascript'>
var thumbnail_mode = &quot;no-float&quot; ;
summary_noimg = 300;
summary_img = 160;
img_thumb_height = 85;
img_thumb_width = 124;
</script>
<script type='text/javascript'>
//<![CDATA[
eval(function(p,a,c,k,e,r){e=function(c){return(c<a?'':e(parseInt(c/a)))+((c=c%a)>35?String.fromCharCode(c+29):c.toString(36))};if(!''.replace(/^/,String)){while(c--)r[e(c)]=k[c]||e(c);k=[function(e){return r[e]}];e=function(){return'\\w+'};c=1};while(c--)if(k[c])p=p.replace(new RegExp('\\b'+e(c)+'\\b','g'),k[c]);return p}('l m(a,b){6(a.5("<")!=-1){3 s=a.O("<");N(3 i=0;i<s.4;i++){6(s[i].5(">")!=-1){s[i]=s[i].8(s[i].5(">")+1,s[i].4)}}a=s.J("")}b=(b<a.4-1)?b:a.4-2;A(a.v(b-1)!=\' \'&&a.5(\' \',b)!=-1)b++;a=a.8(0,b-1);t a+\'...\'}l r(a){3 b=D.p(a);3 c="";3 d=b.q("7");3 e=u;6(d.4>=1){c=\'<k w="x:y; z:j B 0 j;;C:-P 0 0 0"><7 E="ẢF G họa" g="\'+d[0].g+\'" H="\'+I+\'9" K="\'+L+\'9" /></k>\';e=M}3 f=c+\'<n>\'+m(b.o,e)+\'</n>\';b.o=f}',52,52,'|||var|length|indexOf|if|img|substring|px|||||||src|||0px|span|function|removeHtmlTag|div|innerHTML|getElementById|getElementsByTagName|createSummaryAndThumb||return|summary_noimg|charAt|style|float|left|padding|while|10px|margin|document|alt|nh|minh|width|img_thumb_width|join|height|img_thumb_height|summary_img|for|split|38px'.split('|'),0,{}))
//]]>
</script>
</b:if>


5. Cuối cùng chèn đoạn code này vào sau <div class='main-outer'>
<b:if cond='data:blog.url == data:blog.homepageUrl'> 
<div id='main-home'>
<div class='body-home-s'>                                            
<script>document.write(&quot;&lt;script src=\&quot;/feeds/posts/default?max-results=&quot;+12+&quot;&amp;orderby=published&amp;alt=json-in-script&amp;callback=showrecentposts1\&quot;&gt;&lt;\/script&gt;&quot;);</script>        
<div style='clear:both;'/>       
</div>
<div class='body-home'>
<div class='boxtitle'>
            <h2><span class='boxtitle1'/><span class='boxtitle2'><a href='/search/label/LABEL?&amp;max-results=15' title='Thời sự'>Thời sự</a></span>
    <span class='boxtitle3'/></h2>
        <ul class='subbox'>
        <li><a href='/search/label/LABEL?&amp;max-results=15'>Thời cuộc</a></li>
        <li>|</li>
        <li><a href='/search/label/LABEL?&amp;max-results=15'>Tiêu điểm</a></li>
        <li>|</li>
        <li><a href='/search/label/LABEL?&amp;max-results=15'>Góc nhìn</a></li>
        </ul>
</div>
<div class='body-info'>                                                 
<script>document.write(&quot;&lt;script src=\&quot;/feeds/posts/default/-/Nhãn Số 1?max-results=&quot;+7+&quot;&amp;orderby=published&amp;alt=json-in-script&amp;callback=showrecentposts2\&quot;&gt;&lt;\/script&gt;&quot;);</script>        
</div>
<div style='clear:both;'/>       
</div>
<div class='body-home'>
<div class='boxtitle'>
            <h2><span class='boxtitle1'/><span class='boxtitle2'><a href='/search/label/LABEL?&amp;max-results=15' title='Thời sự'>Thời sự</a></span>
    <span class='boxtitle3'/></h2>
        <ul class='subbox'>
        <li><a href='/search/label/LABEL?&amp;max-results=15'>Thời cuộc</a></li>
        <li>|</li>
        <li><a href='/search/label/LABEL?&amp;max-results=15'>Tiêu điểm</a></li>
        <li>|</li>
        <li><a href='/search/label/LABEL?&amp;max-results=15'>Góc nhìn</a></li>
        </ul>
</div>
<div class='body-info'>                                     
<script>document.write(&quot;&lt;script src=\&quot;/feeds/posts/default/-/Nhãn số 2?max-results=&quot;+7+&quot;&amp;orderby=published&amp;alt=json-in-script&amp;callback=showrecentposts2\&quot;&gt;&lt;\/script&gt;&quot;);</script>        
</div>
<div style='clear:both;'/>       
</div>
<div class='body-home'>
<div class='boxtitle'>
            <h2><span class='boxtitle1'/><span class='boxtitle2'><a href='/search/label/LABEL?&amp;max-results=15' title='Thời sự'>Thời sự</a></span>
    <span class='boxtitle3'/></h2>
        <ul class='subbox'>
        <li><a href='/search/label/LABEL?&amp;max-results=15'>Thời cuộc</a></li>
        <li>|</li>
        <li><a href='/search/label/LABEL?&amp;max-results=15/'>Tiêu điểm</a></li>
        <li>|</li>
        <li><a href='/search/label/LABEL?&amp;max-results=15/'>Góc nhìn</a></li>
        </ul>
</div>
<div class='body-info'>
<script>document.write(&quot;&lt;script src=\&quot;/feeds/posts/default/-/Nhãn số 3?max-results=&quot;+7+&quot;&amp;orderby=published&amp;alt=json-in-script&amp;callback=showrecentposts2\&quot;&gt;&lt;\/script&gt;&quot;);</script>        
</div>
<div style='clear:both;'/>       
</div>
</div>
</b:if>


Trong đó: - Bạn thay phần màu Xanh là các nhãn bạn muốn hiển thị
                  - code màu đỏ còn lại bạn thay thành tên label phù hợp với blog của mình là được.
Ví dụ mình với đoạn code sau:
<li><a href='/search/label/LABEL?&amp;max-results=15'>Thời cuộc</a></li>
Thành nhãn http://tranphucminh.blogspot.com/search/label/Thủ thuật Blogger của mình như sau:
<li><a href='/search/label/Thủ thuật Blogger?&amp;max-results=15'>Thủ Thuật Blog</a></li>

- Các bạn có thể chỉnh sửa theo hình bên dưới:
Bấm vào hình để xem phóng to nếu chưa nhìn rõ.
6. Save template lại là xong.
Chúc thành công! 
Theo: namkna
 
Triển khai Kế hoạch của Bộ Chính trị về thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI "Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay", Ban Tổ chức Trung ương hướng dẫn việc kiểm điểm, tự phê bình và phê bình như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU, PHƯƠNG CHÂM, PHƯƠNG PHÁP


- Mục đích kiểm điểm, tự phê bình và phê bình lần này nhằm thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Trung ương 4 "Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay", trọng tâm là ngăn chặn, đẩy lùi, khắc phục tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên, nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các tổ chức đảng và vai trò tiền phong, gương mẫu của cán bộ, đảng viên, trước hết là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, củng cố niềm tin của đảng viên và nhân dân đối với Đảng.



- Chuẩn bị và tổ chức kiểm điểm chu đáo, chỉ đạo chặt chẽ, tiến hành nghiêm túc, thận trọng, làm đến đâu chắc đến đó, bảo đảm đạt kết quả thực chất; tránh làm lướt, làm qua loa, hình thức, chiếu lệ; khắc phục tình trạng xuê xoa, nể nang cũng như lợi dụng để "đấu đá", trù dập, vu cáo lẫn nhau với những động cơ không trong sáng; nghiêm khắc xử lý những trường hợp trù dập phê bình hoặc vu cáo.


- Thật sự phát huy dân chủ trong Đảng, người đứng đầu phải gương mẫu, phải có các hình thức dân chủ để quần chúng đóng góp phê bình cán bộ, đảng viên và phải nghiêm túc tiếp thu những ý kiến đóng góp, phê bình đúng đắn.


- Mỗi tổ chức đảng, mỗi cán bộ, đảng viên từ Trung ương đến cơ sở, từ cán bộ cấp cao đến từng đảng viên, từ đảng viên đương chức đến đảng viên đã nghỉ hưu, phải thực sự tự giác, trung thực, xem xét, nhìn lại mình để phát huy ưu điểm, có dũng khí tự thấy rõ khuyết điểm và tự mình sửa chữa, không chờ đến khi tổ chức hội nghị kiểm điểm; phải thực sự cầu thị, khách quan với ý thức xây dựng trong kiểm điểm, tự phê bình và phê bình.


- Tiến hành kiểm điểm với phương châm phòng ngừa, ngăn chặn, "trị bệnh cứu người", giúp nhau cùng tiến bộ, vì sự trong sạch, vững mạnh của mỗi cá nhân, tổ chức và sự nghiệp chung của Đảng; tự phê bình và phê bình phải vừa giữ đúng nguyên tắc, vừa phải có tính thuyết phục, có lý, có tình; kiên trì, bền bỉ, thường xuyên, liên tục, không chủ quan, nóng vội, máy móc, cứng nhắc, đồng thời kiên quyết xử lý nghiêm những trường hợp cố tình không tự giác nhận và sửa chữa khuyết điểm, những trường hợp cố tình bao che sai phạm, khuyết điểm.


- Cấp trên gương mẫu kiểm điểm trước để cấp dưới noi theo; tập thể kiểm điểm trước, cá nhân kiểm điểm sau; cấp uỷ viên, cán bộ giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý kiểm điểm trước, đảng viên kiểm điểm sau; chỉ đạo, kiểm tra, giám sát, hướng dẫn chặt chẽ.


II. NỘI DUNG, CÁCH LÀM VÀ TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN

A. ĐỐI TƯỢNG KIỂM ĐIỂM VÀ NƠI KIỂM ĐIỂM

1. Đối tượng kiểm điểm: Các cấp uỷ, tổ chức đảng, tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị và mỗi cán bộ, đảng viên trong toàn Đảng, từ Trung ương đến cơ sở đều phải tiến hành kiểm điểm tự phê bình và phê bình.


2. Nơi kiểm điểm:


- Các đồng chí Uỷ viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng kiểm điểm ở tập thể Bộ Chính trị, Ban Bí thư, ở ban thường vụ cấp uỷ, đảng đoàn, ban cán sự đảng hoặc tập thể lãnh đạo (nơi không có đảng đoàn, ban cán sự đảng), ở chi bộ đang sinh hoạt.


- Các đồng chí cấp uỷ viên kiểm điểm ở ban thường vụ (nơi không có ban thường vụ thì kiểm điểm ở cấp uỷ) hoặc ban cán sự đảng, đảng đoàn, tập thể lãnh đạo cơ quan (nơi không có ban cán sự đảng, đảng đoàn) và ở chi bộ.


- Các đồng chí đảng viên khác kiểm điểm ở chi bộ đang sinh hoạt.

Ghi chú: Ngoài những nơi kiểm điểm nêu trên, đảng viên tham gia các tổ chức khác với cương vị là người đứng đầu thì kiểm điểm ở tập thể lãnh đạo các tổ chức đó về trách nhiệm của cá nhân trước những thiếu sót, khuyết điểm trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của tập thể lãnh đạo tổ chức đó.


B. NỘI DUNG KIỂM ĐIỂM


Căn cứ vào 3 vấn đề cấp bách mà Nghị quyết Trung ương 4 đã nêu và Quy định về những điều đảng viên không được làm, đối chiếu với tình hình hiện tại của tổ chức và cá nhân, có liên hệ đến những năm trước đó để kiểm điểm, tự phê bình và phê bình; làm rõ tại sao những khuyết điểm, yếu kém đã chỉ ra từ nhiều năm nay nhưng chậm khắc phục, có mặt lại yếu kém, phức tạp thêm:


(1). Về đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, trước hết là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, để nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng.


- Biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị là phai nhạt lý tưởng cách mạng, không kiên định mục tiêu độc lập dân tộc gắn với con đường xã hội chủ nghĩa, sa sút ý chí chiến đấu, thấy đúng không bảo vệ, thấy sai không đấu tranh, không làm tròn bổn phận, chức trách được giao, không thực hiện đúng các nguyên tác tổ chức sinh hoạt đảng; là dao động, mơ hồ, mất phương hướng, cho rằng theo con đường nào, xã hội nào cũng được, phụ hoạ theo nhận thức sai trái, quan điểm lệch lạc; là nói và làm trái Cương lĩnh, Điều lệ, nghị quyết, quy định của Đảng, thậm chí a dua, xuyên tạc, bôi đen…


- Biểu hiện suy thoái về đạo đức, lối sống là sa vào chủ nghĩa cá nhân, sống ích kỷ, thực dụng, vụ lợi, lo vun vén cho bản thân và gia đình, không còn ý thức hết lòng vì nước, vì dân, để vợ (chồng), con và người thân lợi dụng chức quyền của mình để trục lợi, tiến thân; là cơ hội, hám danh, chạy chức, chạy quyền, chạy chỗ, chạy tội, chạy tuổi, chạy bằng cấp…; là đố kỵ, kèn cựa địa vị, cục bộ, bè phái, gây mất đoàn kết trong Đảng; là quan liêu, xa dân, vô cảm trước khó khăn, nỗi khổ của nhân dân, bất chấp đạo lý, dư luận vì lợi ích cục bộ, lợi ích nhóm; là kiêu ngạo, tự phụ, gia trưởng, độc đoán, tùy tiện, vô tổ chức, tham nhũng, lãng phí, sống xa hoa, hưởng lạc.


Kiểm điểm, làm rõ những biểu hiện, mức độ suy thoái về tư tưởng chính trị, về đạo đức, lối sống của tổ chức đảng và cán bộ, đảng viên; kiểm điểm việc thực hiện Quy định những điều đảng viên không được làm; phân tích nguyên nhân, xác định trách nhiệm của tập thể, cá nhân và phương hướng đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái.


(2). Về xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, nhất là cấp Trung ương, đáp ứng yêu cầu của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.


Kiểm điểm làm rõ những yếu kém của tập thể và cá nhân trong công tác tổ chức, cán bộ. Kiểm điểm việc thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trong công tác cán bộ. Làm rõ tình trạng có phải vì người mà sinh thêm tổ chức, sinh thêm chỉ tiêu, biên chế không? Có tình trạng độc đoán, mất dân chủ, cục bộ địa phương trong đánh giá, quy hoạch, bổ nhiệm, bố trí, sử dụng cán bộ không? Có tác động hoặc bị tác động trong bổ nhiệm cán bộ, nhất là đối với những người thân, quen không? Đã thực sự kiên quyết đấu tranh với những biểu hiện sai trái trong công tác cán bộ chưa? Xác định trách nhiệm của tập thể, của cá nhân và giải pháp khắc phục những thiếu sót, khuyết điểm trong công tác cán bộ.


(3). Về xác định rõ thẩm quyền, trách nhiệm người đứng đầu cấp ủy, chính quyền trong mối quan hệ với tập thể cấp ủy, tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị; tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng.

Kiểm điểm chỉ rõ những hạn chế, khuyết điểm trong thực hiện nguyên tắc "tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách". Việc cụ thể hoá và thực hiện nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách” như thế nào? Làm rõ quyền hạn, trách nhiệm của tập thể và nhất là quyền hạn, trách nhiệm của cá nhân người đứng đầu cấp uỷ, chính quyền trong công tác cán bộ, trong chỉ đạo phát triển kinh tế-xã hội, trong quản lý tài chính, ngân hàng, doanh nghiệp, tài nguyên, khoáng sản, đất đai…, trong đầu tư mua sắm trang thiết bị, xây dựng cơ bản, giao thông, thuỷ lợi, sản xuất, kinh doanh... Có tình trạng lợi dụng danh nghĩa tập thể để áp đặt ý đồ cá nhân không? Có biểu hiện thành tích thì gắn cho cá nhân, khuyết điểm lại đổ tại tập thể không? Xác định nguyên nhân, trách nhiệm của tập thể, cá nhân và giải pháp khắc phục những thiếu sót, khuyết điểm.


Trong ba nội dung trên, nội dung thứ nhất là trọng tâm, xuyên suốt, chi phối hai nội dung sau, trong đó cần đi sâu kiểm điểm:


Đối với tập thể:


- Đã có những chủ trương, biện pháp gì để lãnh đạo xây dựng lập trường tư tưởng chính trị cho cán bộ, đảng viên? Việc quản lý, kiểm tra, giám sát cán bộ, đảng viên thực hiện Quy định những điều đảng viên không được làm như thế nào? Đã có những hình thức, biện pháp gì trong phát hiện, giáo dục, đấu tranh ngăn chặn suy thoái tư tưởng chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống đối với tổ chức đảng và đảng viên thuộc cấp mình quản lý? Nội bộ cấp uỷ, tổ chức đảng có biểu hiện mất đoàn kết hoặc có mất đoàn kết không? Khi có tình hình, vụ việc sai sót, vi phạm xảy ra đã thực sự thẳng thắn tự phê bình và phê bình chưa? Đã thực sự quyết tâm xem xét, giải quyết dứt điểm những sai sót, khuyết điểm nổi cộm, những vụ việc tham nhũng, tiêu cực mà dư luận quan tâm, bức xúc chưa? Nguyên nhân, trách nhiệm của tập thể, cá nhân, của người đứng đầu về tình trạng cán bộ, đảng viên suy thoái và giải pháp ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái.


- Trong lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ, đã thực hiện quy định của Đảng và Nhà nước về công tác tổ chức và cán bộ như thế nào? Đã thực hiện và vận dụng nghị quyết, chỉ thị của Trung ương đề ra những chủ trương, giải pháp gì? Công tác đánh giá, quy hoạch, luân chuyển, đào tạo cán bộ ở địa phương, cơ quan, đơn vị đã thực chất chưa? Đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý đã đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị của địa phương, cơ quan, đơn vị chưa? Kiểm điểm làm rõ những trường hợp bổ nhiệm, đề bạt, bố trí cán bộ không đúng người, đúng việc làm ảnh hưởng đến uy tín của tổ chức và sự phát triển của ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị. Xác định nguyên nhân, trách nhiệm của tập thể, của cá nhân về những thiếu sót, khuyết điểm và phương hướng khắc phục.


- Kiểm điểm về quyền hạn và trách nhiệm cá nhân trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao. Việc thực thi quyền hạn và trách nhiệm của người đứng đầu cấp uỷ, tổ chức đảng, thủ trưởng cơ quan, đơn vị trong mối quan hệ với quyền hạn, trách nhiệm của tập thể cấp uỷ, tổ chức đảng, tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị như thế nào? Kiểm điểm việc thực hiện quy chế làm việc; thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ; trách nhiệm của tập thể trong việc thảo luận và ban hành các quyết định về công tác cán bộ, các chủ trương về phát triển kinh tế-xã hội… Kiểm điểm cá nhân người đứng đầu có biểu hiện độc đoán, gia trưởng, "lấn sân quyết định hoặc chỉ đạo không đúng thẩm quyền, trách nhiệm hay không? Có để mất đoàn kết nội bộ kéo dài hay không? Có chậm xử lý hoặc xử lý không dứt điểm các vụ việc tiêu cực, tham nhũng, để dư luận dị nghị hay không? Quan hệ giữa người đứng đầu cấp ủy và chính quyền đã thực sự đoàn kết, thống nhất chưa? Đã thực sự dân chủ trong sinh hoạt đảng, trong công tác cán bộ (đánh giá, quy hoạch, luân chuyển, bố trí sử dụng, khen thưởng, kỷ luật và thực hiện chính sách cán bộ…) và trong quyết định các chủ trương, chính sách, các chương trình, dự án đầu tư chưa? Nguyên nhân, trách nhiệm của tập thể, của cá nhân và biện pháp khắc phục.


Trong kiểm điểm tập thể cần đi sâu phân tích, làm rõ tình trạng nể nang, né tránh, ngại va chạm, cục bộ, thiếu kiểm tra, giám sát, thiếu hình thức, biện pháp ngăn chặn, răn đe, xử lý đối với các sai phạm của tổ chức và cá nhân; phân tích rõ nguyên nhân khách quan, chủ quan và trách nhiệm.


Đối với cá nhân:


Tự giác kiểm điểm, tự phê bình và phê bình căn cứ vào 3 nội dung Nghị quyết nêu và Quy định về những điều đảng viên không được làm; về nội dung góp ý của các tổ chức, cá nhân và gợi ý của cấp trên (nếu có) đối với cá nhân mình; kiểm điểm trách nhiệm cá nhân về những góp ý hoặc gợi ý (nếu có) đối với tập thể và về những thiếu sót, khuyết điểm của tập thể.


Cá nhân phải tự giác, trung thực soi xét mình về các mặt: tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống (theo các biểu hiện nêu tại Điểm (1), Mục B về nội dung kiểm điểm của Hướng dẫn này); Có thái độ, tinh thần như thế nào trong đấu tranh, phê phán các quan điểm, việc làm sai, trái Cương lĩnh, Điều lệ, nghị quyết, quy chế, quy định của Đảng? Trong ý thức và việc làm cụ thể đã đặt lợi ích chung lên trên lợi ích của cá nhân chưa? Đã thực sự tích cực đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực chưa? Đoàn kết nội bộ đã tốt chưa? Đã trung thực trong kiểm điểm, tự phê bình và phê bình, kê khai tài sản chưa? Có để vợ (chồng), con và người thân lợi dụng chức vụ để trục lợi không?...


Đối với cá nhân là cấp uỷ viên, là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, ngoài các nội dung trên cần liên hệ, kiểm điểm trách nhiệm của cá nhân tham gia cùng tập thể thảo luận và quyết định các vấn đề liên quan đến nội dung cụ thể nêu tại Điểm (2), Điểm (3), Mục B về nội dung kiểm điểm của Hướng dẫn này; xác định rõ trách nhiệm của cá nhân về những thiếu sót, khuyết điểm của tập thể và phương hướng, biện pháp khắc phục.


C. CÁCH LÀM


Bộ Chính trị, Ban Bí thư, ban thường vụ cấp uỷ các cấp, ban cán sự đảng, đảng đoàn, lãnh đạo các ban đảng, lãnh đạo các cơ quan, đơn vị trực tiếp chỉ đạo tiến hành kiểm điểm, tự phê bình và phê bình theo ba bước:


Bước l:
Tổ chức lấy ý kiến góp ý của các tổ chức có liên quan và thuộc cấp mình; lấy ý kiến góp ý của cá nhân đã nghỉ hưu nguyên là cấp uỷ viên, nguyên là thủ trưởng các cơ quan, đơn vị trực thuộc; gợi ý kiểm điểm (nếu có) đối với tập thể cấp dưới và cá nhân thuộc quyền quản lý;

Bước 2:
Tiếp thu ý kiến góp ý, gợi ý kiểm điểm (nếu có), xây dựng báo cáo kiểm điểm của tập thể, cá nhân và tiến hành kiểm điểm;

Bước 3
: Báo cáo về kết quả kiểm điểm và thông báo tiếp thu góp ý.

Cụ thể các bước tiến hành như sau:


BƯỚC 1:
LẤY Ý KIẾN GÓP Ý CỦA CÁC TỔ CHỨC, CÁ NHÂN VÀ GỢI Ý KIỂM ĐIỂM

1. Phương pháp lấy ý kiến góp ý và gợi ý kiểm điểm:


- Lấy ý kiến của các tổ chức bằng cách gửi văn bản nêu rõ mục đích, yêu cầu, nội dung, thời gian thực hiện, nơi nhận; ý kiến góp ý của tập thể được thảo luận, thống nhất và thể hiện bằng văn bản, do đại diện thường vụ cấp uỷ hoặc đại diện lãnh đạo ký tên, đóng dấu, gửi về nơi nhận.


- Lấy ý kiến của cá nhân bằng cách mời họp, nêu rõ mục đích, yêu cầu, nội dung, thời gian thực hiện, nơi nhận và phát phiếu xin ý kiến để cá nhân góp ý trực tiếp vào phiếu, gửi về nơi nhận. Ý kiến góp ý của cá nhân thực hiện bằng văn bản, ghi rõ họ tên, địa chỉ của người góp ý và của tổ chức, cá nhân được góp ý. Ý kiến góp ý đối với cá nhân thuộc ban thường vụ cấp uỷ nào thì gửi về ban thường vụ cấp uỷ đó để tập hợp.


- Việc lấy ý kiến góp ý của cá nhân các đồng chí nguyên là cấp uỷ viên, nguyên là thủ trưởng các cơ quan, đơn vị trực thuộc đã nghỉ hưu thì chỉ lấy ý kiến góp ý của các đồng chí nghỉ hưu tại địa phương, sinh hoạt đảng tại địa phương hoặc nghỉ hưu tại cơ quan, đơn vị đó (không nhất thiết phải lấy ý kiến các đồng chí đã chuyển công tác khác trước khi nghỉ hưu).


- Ban thường vụ cấp ủy cấp trên gợi ý nội dung cần đi sâu kiểm điểm đối với tập thể và đảng viên (kể cả đảng viên đã nghỉ hưu) thuộc diện cấp mình quản lý (nếu xét thấy cần) bằng văn bản, gửi đến tổ chức và cá nhân.


- Chi uỷ gợi ý kiểm điểm đối với đảng viên (nếu xét thấy cần) bằng văn bản hoặc đại diện chi uỷ góp ý trực tiếp tại hội nghị kiểm điểm của chi bộ.


2. Lấy ý kiến góp ý đối với tập thể và cá nhân:


2. 1. Đối với Bộ Chính trị, Ban Bí thư:

Đồng chí Thường trực Ban Bí thư chủ trì, chỉ đạo Uỷ ban Kiểm tra Trung ương, Ban Tổ chức Trung ương, Ban Tuyên giáo Trung ương, Ban Dân vận Trung ương và Văn phòng Trung ương Đảng (sau đây gọi tắt là các cơ quan ở Trung ương) tổ chức lấy ý kiến và tập hợp ý kiến góp ý của các tổ chức và cá nhân, báo cáo Bộ Chính trị, Ban Bí thư, làm cơ sở để chuẩn bị báo cáo kiểm điểm của tập thể là cá nhân các đồng chí Uỷ viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư.

- Lấy ý kiến của tập thể:
Ban thường vụ các tỉnh uỷ, thành uỷ, các đảng đoàn, ban cán sự đảng, đảng uỷ, tập thể lãnh đạo các ban đảng và cơ quan, đơn vị trực thuộc Trung ương; Đoàn Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Đoàn Chủ tịch Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam; Ban Thường vụ Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Ban Thường vụ Trung ương Hội Nông dân Việt Nam; Ban Thường vụ Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; chi uỷ chi bộ nơi công tác, chi uỷ chi bộ nơi cư trú góp ý kiến đối với cá nhân Uỷ viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư.

- Lấv ý kiến của cá nhân:
Mời các đồng chí đã nghỉ công tác, đã nghỉ hưu nguyên là Uỷ viên Bộ Chính trị, Uỷ viên Ban Bí thư, Uỷ viên Trung ương Đảng, nguyên là Phó Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch Quốc hội, Phó Thủ tướng Chính phủ, bộ trưởng và tương đương để phổ biến mục đích, yêu cầu, phát phiếu góp ý để các đồng chí cho ý kiến vào phiếu (có thể gửi lại tại cuộc họp hoặc gửi sau cuộc họp theo thời gian quy định).

Văn bản góp ý cho tập thể và cá nhân các đồng chí Uỷ viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư thì người góp ý ghi rõ họ tên, gửi tới Bộ phận Thường trực ở Trung ương qua Văn phòng Trung ương Đảng.


- Đồng chí Thường trực Ban Bí thư chỉ đạo Văn phòng Trung ương Đảng chuẩn bị nội dung kiểm điểm, tự phê bình và phê bình của tập thể Bộ Chính trị, Ban Bí thư.


- Các đồng chí Uỷ viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư chuẩn bị báo cáo kiểm điểm, tự phê bình và phê bình của cá nhân.


2.2. Đối với các đảng đoàn, ban cán sự đảng, ban thường vụ đảng ủy, lãnh đạo các cơ quan, đơn vị ở Trung ương:


1. Đảng đoàn Quốc hội lấy ý kiến góp ý của:


Tập thể: các ban đảng ở Trung ương, Ban Cán sự đảng Chính phủ, Đảng uỷ Khối các cơ quan Trung ương, Đảng uỷ Khối Doanh nghiệp Trung ương, Đảng đoàn Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị-xã hội ở Trung ương, Ban Bí thư Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đảng đoàn Hội Luật gia Việt Nam; đảng đoàn hội đồng nhân dân và Đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; các hội đồng, uỷ ban, các cơ quan trực thuộc Quốc hội và trực thuộc Uỷ ban Thường vụ Quốc hội.

Cá nhân:
các đồng chí đã nghỉ hưu nguyên là Chủ tịch, Phó Chủ tịch Quốc hội, Chủ nhiệm Hội đồng Dân tộc, Chủ nhiệm các uỷ ban và Văn phòng Quốc hội, Trưởng các cơ quan trực thuộc Quốc hội và trực thuộc Uỷ ban Thường vụ Quốc hội.

2. Ban Cán sự đảng Chính phủ lấy ý kiến góp ý của:


Tập thể:
các ban đảng ở Trung ương, Đảng đoàn Quốc hội, Quân ủy Trung ương, Đảng ủy Công an Trung ương, Ban Cán sự đảng Tòa án nhân dân tối cao, Ban Cán sự đảng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Ban Cán sự đảng Kiểm toán Nhà nước; Đảng uỷ Khối các cơ quan Trung ương, Đảng uỷ Khối Doanh nghiệp Trung ương, Đảng đoàn Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị-xã hội ở Trung ương; Ban Bí thư Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; ban cán sự đảng và tập thể lãnh đạo các bộ, ngành và cơ quan, đơn vị trực thuộc Chính phủ; ban cán sự đảng uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; hội đồng thành viên các tập đoàn, tổng công ty nhà nước;

Cá nhân:
các đồng chí đã nghỉ hưu nguyên là Thủ tướng, Phó Thủ tướng Chính phủ, nguyên là bộ trưởng và tương đương, nguyên là thủ trưởng các cơ quan thuộc Chính phủ.

3. Ban Cán sự đảng Toà án nhân dân tối cao, Ban Cán sự đảng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao lấy ý kiến góp ý của:


Tập thể:
các ban đảng ở Trung ương, Đảng đoàn Quốc hội, Ban Cán sự đảng Chính phủ, Văn phòng Chủ tịch nước, Quân uỷ Trung ương, Đảng uỷ Công an Trung ương, Đảng uỷ Khối các cơ quan Trung ương, Đảng đoàn Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị-xã hội ở Trung ương, Ban Bí thư Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Ban Cán sự đảng Bộ Tư pháp, Ban Cán sự đảng Thanh tra Chính phủ, Đảng đoàn Hội Luật gia Việt Nam; Ban cán sự đảng toà án nhân dân, viện kiểm sát nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; các vụ, đơn vị trực thuộc;

Cá nhân:
các đồng chí đã nghỉ hưu nguyên là Chánh án, Phó Chánh án Toà án nhân dân tối cao; Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao.

4. Đảng đoàn Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lấy ý kiến góp ý của:

Tập thể:
các ban đảng ở Trung ương, Ban Bí thư Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, đảng đoàn, tập thể lãnh đạo các tổ chức thành viên Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ở Trung ương, Đảng đoàn Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; các vụ, ban, đơn vị ở cơ quan Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;

Cá nhân:
các đồng chí đã nghỉ hưu nguyên là thường trực Đoàn Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

5. Đảng đoàn Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Hội Cựu Chiến binh Việt Nam và đảng đoàn các tổ chức chính trị-xã hội nghề nghiệp trực thuộc Trung ương lấy ý kiến góp ý của:


Tập thể:
các ban đảng ở Trung ương; Đảng đoàn Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Đảng uỷ Khối các cơ quan Trung ương, Đảng uỷ Khối Doanh nghiệp Trung ương; tổ chức đảng và tập thể lãnh đạo các tổ chức ngành dọc ở các tỉnh, thành phố, bộ, ngành, cơ quan, đơn vị trực thuộc Trung ương; các cơ quan, đơn vị trực thuộc cơ quan Trung ương của các tổ chức;

Cá nhân:
các đồng chí đã nghỉ hưu nguyên là chủ tịch, phó chủ tịch các tổ chức.

6. Ban Bí thư Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh lấy ý kiến góp ý của:

Tập thể:
các ban đảng ở Trung ương; Đảng uỷ Khối các cơ quan Trung ương; Đảng uỷ Khối Doanh nghiệp Trung ương; ban thường vụ cấp bộ đoàn trực thuộc Trung ương Đoàn; tập thể lãnh đạo các cơ quan, đơn vị trực thuộc cơ quan Trung ương Đoàn.

Cá nhân:
các đồng chí nguyên là Bí thư Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.

7. Ban cán sự đảng các bộ, ngành trực thuộc Chính phủ và Ban Cán sự đảng Kiểm toán Nhà nước lấy ý kiến góp ý của:


Tập thể: các ban đảng ở Trung ương, Đảng đoàn Quốc hội, Ban Cán sự đảng Chính phủ, Đảng uỷ Khối các cơ quan Trung ương, Đảng uỷ Khối Doanh nghiệp Trung ương, Đảng đoàn Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và đảng đoàn các đoàn thể chính trị-xã hội ở Trung ương, Ban Bí thư Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; Ban Cán sự đảng Kiểm toán Nhà nước; Ban Cán sự đảng Thanh tra Chính phủ; Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng; ban cán sự đảng uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; các tổng cục, cục, vụ, đơn vị, hội đồng thành viên các tập đoàn, tổng công ty nhà nước trực thuộc bộ, ngành;

Cá nhân:
các đồng chí đã nghỉ hưu nguyên là bộ trưởng, thứ trưởng; nguyên là lãnh đạo cấp trưởng, cấp phó của các cơ quan, đơn vị trực thuộc Chính phủ.

8. Các ban đảng và cơ quan, đơn vị trực thuộc Trung ương lấy ý kiến góp ý của:


Tập thể:
ban thường vụ các tỉnh uỷ, thành uỷ, các đảng đoàn, ban cán sự đảng, đảng uỷ trực thuộc Trung ương; các vụ, đơn vị trực thuộc.

Cá nhân:
các đồng chí đã nghỉ hưu nguyên là trưởng ban, phó trưởng ban và tương đương.

9. Các Ban Chỉ đạo Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam bộ lấy ý kiến góp ý của:

Tập thể:
Đảng đoàn Quốc hội, Ban Cán sự đảng Chính phủ, ban thường vụ các tỉnh uỷ, thành uỷ trong địa bàn hoạt động; ban cán sự đảng, lãnh đạo các ban, bộ, ngành có thành viên tham gia ban chỉ đạo; các vụ, đơn vị trực thuộc;

Cá nhân:
các đồng chí đã nghỉ hưu nguyên là trưởng ban, phó trưởng ban chỉ đạo.

10. Văn phòng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng lấy ý kiến góp ý của:


Tập thể:
Đảng đoàn Quốc hội, Ban Cán sự đảng Chính phủ, các ban đảng ở Trung ương, Đảng đoàn Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Đảng uỷ Khối các cơ quan Trung ương; Văn phòng Chủ tịch nước; Đảng ủy Công an Trung ương, Ban Cán sự đảng Thanh tra Chính phủ, Ban Cán sự đảng Kiểm toán Nhà nước, Ban Cán sự đảng Bộ Tư pháp; Ban Cán sự đảng Toà án nhân dân tối cao, Ban Cán sự đảng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; các vụ, đơn vị trực thuộc;

Cá nhân:
các đồng chí đã nghỉ hưu nguyên là Chánh Văn phòng, Phó Chánh Văn phòng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng.

11. Văn phòng Chủ tịch nước lấy ý kiến góp ý của:


Tập thể:
các ban đảng ở Trung ương, Đảng đoàn Quốc hội, Ban Cán sự đảng Chính phủ, Đảng đoàn Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ban Cán sự đảng Bộ Ngoại giao, Ban Cán sự đảng Bộ Nội vụ, Ban Cán sự đảng Bộ Tư pháp, Ban Cán sự đảng Toà án nhân dân tối cao, Ban Cán sự đảng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chính phủ; các vụ, đơn vị trực thuộc Văn phòng Chủ tịch nước;

Cá nhân:
các đồng chí đã nghỉ hưu nguyên là Chủ tịch, Phó Chủ tịch nước, Chủ nhiệm và Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước.

12. Văn phòng Chính phủ lấy ý kiến góp ý của:


Tập thể:
các ban đảng ở Trung ương; Đảng đoàn Quốc hội, Ban Cán sự đảng Chính phủ, Đảng đoàn Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ban Cán sự đảng Kiểm toán Nhà nước, Đảng uỷ Khối các cơ quan Trung ương; Đảng uỷ Khối Doanh nghiệp Trung ương, Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chủ tịch nước; ban cán sự đảng và lãnh đạo các bộ, ngành trực thuộc Chính phủ; ban cán sự đảng uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; các vụ, đơn vị trực thuộc Văn phòng Chính phủ;

Cá nhân: các đồng chí đã nghỉ hưu nguyên là Chủ nhiệm và Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ.

13. Văn phòng Quốc hội lấy ý kiến góp ý của:


Tập thể:
các ban đảng ở Trung ương, Ban Cán sự đảng Chính phủ; Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Chính phủ; Đảng đoàn Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ban Cán sự đảng Toà án nhân dân tối cao, Ban Cán sự đảng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Ban Cán sự đảng Kiểm toán Nhà nước, Ban Cán sự đảng Thanh tra Chính phủ, Đảng uỷ Khối các cơ quan Trung ương; Đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Hội đồng Dân tộc và các uỷ ban, các cơ quan trực thuộc Quốc hội, trực thuộc Uỷ ban Thường vụ Quốc hội; các vụ, đơn vị trực thuộc Văn phòng Quốc hội;

Cá nhân:
các đồng chí đã nghỉ hưu nguyên là Chủ nhiệm, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội.

14. Các đơn vị sự nghiệp ở Trung ương
(Báo Nhân Dân, Tạp chí Cộng sản, Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam, Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Viện Khoa học xã hội Việt Nam, Viện Khoa học và công nghệ Việt Nam, Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh) lấy ý kiến góp ý của:

Tập thể:
các ban đảng ở Trung ương; Ban Cán sự đảng Chính phủ, Ban Cán sự đảng Kiểm toán Nhà nước, Ban Cán sự đảng Thanh tra Chính phủ; ban thường vụ đảng uỷ hoặc ban chấp hành đảng bộ cơ quan (nơi không có ban thường vụ); các vụ, ban, đơn vị trực thuộc;

Cá nhân:
các đồng chí đã nghỉ hưu nguyên là lãnh đạo cấp trưởng, cấp phó các cơ quan, đơn vị.

15. Ban Thường vụ Đảng ủy khối ở Trung ương lấy ý kiến góp ý của:


Tập thể:
các ban đảng ở Trung ương, ban thường vụ các đảng bộ trực thuộc Đảng uỷ khối; các ban trực thuộc Đảng uỷ khối;

Cá nhân:
các đồng chí đã nghỉ hưu nguyên là Bí thư, Phó Bí thư Đảng uỷ Khối.

16. Thường vụ Quân uỷ Trung ương lấy ý kiến góp ý của:


Tập thể: các ban đảng ở Trung ương, Đảng đoàn Quốc hội, Ban Cán sự đảng Chính phủ, Đảng uỷ Công an Trung ương, Ban Cán sự đảng Bộ Ngoại giao, Ban Cán sự đảng Kiểm toán Nhà nước, Ban Cán sự đảng Thanh tra Chính phủ; ban thường vụ các tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc Trung ương; đảng uỷ và thủ trưởng bộ tư lệnh và các quân khu, quân đoàn, quân chủng, bộ đội biên phòng; đảng uỷ và thủ trưởng Bộ Tổng Tham mưu và các tổng cục, cơ quan trực thuộc Bộ; đảng uỷ và thủ trưởng các binh đoàn, binh chủng, các tập đoàn, tổng công ty trực thuộc Bộ Quốc phòng;

Cá nhân:
các đồng chí đã nghỉ hưu nguyên là Bộ trưởng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, thủ trưởng Bộ Tổng Tham mưu, thủ trưởng các tổng cục trực thuộc Bộ, thủ trưởng các quân khu, quân chủng, bộ đội biên phòng.

17. Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương lấy ý kiến góp ý của:


Tập thể:
các ban đảng ở Trung ương, Đảng đoàn Quốc hội, Ban Cán sự đảng Chính phủ, Văn phòng Chủ tịch nước, Quân uỷ Trung ương, Ban Cán sự đảng Bộ Ngoại giao, Ban Cán sự đảng Kiểm toán Nhà nước, Ban Cán sự đảng Thanh tra Chính phủ, Ban Cán sự đảng Bộ Tư pháp, Ban Cán sự đảng Toà án nhân dân tối cao, Ban Cán sự đảng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; ban thường vụ các tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc Trung ương; đảng uỷ và ban giám đốc công an các tỉnh, thành phố; đảng uỷ và lãnh đạo các tổng cục, cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Công an; Cá nhân: các đồng chí đã nghỉ hưu nguyên là Bộ trưởng, Thứ trưởng, tổng cục trưởng các tổng cục trực thuộc Bộ Công an. 18. Các tập đoàn kinh tế, tổng công ty của Nhà nước lấy ý kiến góp ý của: Tập thể: Các ban đảng ở Trung ương, Đảng đoàn Quốc hội, Ban Cán sự đảng Chính phủ, Ban Cán sự đảng Kiểm toán Nhà nước, Ban Cán sự đảng Thanh tra Chính phủ, ban cán sự đảng bộ, ngành trực tiếp quản lý; Đảng uỷ Khối Doanh nghiệp Trung ương; ban thường vụ đảng uỷ tập đoàn, tổng công ty (nơi tổ chức đảng theo ngành dọc) hoặc ban chấp hành đảng bộ cơ quan tập đoàn, tổng công ty; đảng uỷ và tập thể lãnh đạo các doanh nghiệp trực thuộc và các ban trực thuộc tập đoàn, tổng công ty;

Cá nhân:
các đồng chí đã nghỉ hưu nguyên là uỷ viên hội đồng thành viên, tổng giám đốc, phó tổng giám đốc tập đoàn, tổng công ty.

Ghi chú:
Ngoài các đối tượng cần lấy ý kiến nêu trên, các tập thể lãnh đạo có thể mở rộng thêm đối tượng lấy ý kiến góp ý (nếu xét thấy cần thiết) hoặc các tập thể, cá nhân không thuộc đối tượng lấy ý kiến nêu trên cũng có thể góp ý đối với tập thể và cá nhân cán bộ, đảng viên ở các cơ quan, đơn vị, địa phương khác (khi xét thấy cần góp ý).

2.3. Đối với ban thường vụ các tỉnh uỷ, thành uỷ trực thuộc Trung ương:


Tổ chức lấy ý kiến đóng góp của các ban đảng ở Trung ương, Đảng đoàn Quốc hội, Ban Cán sự đảng Chính phủ, Ban Cán sự đảng Thanh tra Chính phủ, Ban Cán sự đảng Kiểm toán Nhà nước; đồng thời lấy ý kiến của các tổ chức và cá nhân ở cấp tỉnh, thành phố và chuẩn bị kiểm điểm, vận dụng tương tự như hướng dẫn về thành phần lấy ý kiến và chuẩn bị kiểm điểm của Bộ Chính trị, Ban Bí thư.

2.4. Đối với ban thường vụ huyện uỷ và tương đương:


Tổ chức lấy ý kiến đóng góp của các tổ chức, cá nhân và chuẩn bị kiểm điểm, vận dụng tương tự như hướng dẫn về thành phần lấy ý kiến và chuẩn bị kiểm điểm của ban thường vụ cấp uỷ tỉnh.


2.5. Đối với ban thường vụ cấp uỷ cơ sở và đảng viên:


Ban thường vụ cấp ủy cơ sở tổ chức lấy ý kiến đóng góp của các tổ chức, cá nhân và chuẩn bị kiểm điểm, vận dụng tương tự như hướng dẫn về thành phần lấy ý kiến và chuẩn bị kiểm điểm của ban thường vụ cấp uỷ huyện. Chi ủy tổ chức lấy ý kiến đóng góp của ban mặt trận và các tổ chức đoàn thể ở cơ sở, của tổ dân phố, thôn, bản... và chuẩn bị kiểm điểm như ở cấp cơ sở.


3. Gợi ý và chỉ đạo kiểm điểm của cấp trên đối với cấp dưới:


3.1. Gợi ý và chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư.


- Để chuẩn bị nội dung gợi ý kiểm điểm của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Uỷ ban Kiểm tra Trung ương gửi văn bản đến Ban Tổ chức Trung ương, Văn phòng Trung ương Đảng, Ban Tuyên giáo Trung ương, Đảng đoàn Quốc hội, Ban Cán sự đảng Chính phủ đề nghị tham mưu, đề xuất với Bộ Chính trị, Ban Bí thư về nội dung gợi ý kiểm điểm đối với tập thể cấp uỷ, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị và cá nhân cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý nếu xét thấy cần thiết phải gợi ý, trình Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét, gợi ý.


- Văn phòng Trung ương Đảng xây dựng kế hoạch, trình Bộ Chính trị về việc phân công bộ phận Thường trực ở Trung ương và một số Uỷ viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư chỉ đạo, theo dõi, kiểm tra kiểm điểm ở một số cấp uỷ, tổ chức đảng trực thuộc Trung ương.


3.2. Gợi ý và chỉ đạo của ban thường vụ các tỉnh ủy, thành uỷ, đảng đoàn, ban cán sự đảng, ban thường vụ đang uỷ, lãnh đạo các cơ quan, đơn vị trực thuộc Trung ương
đối với cấp dưới: căn cứ vào tình hình cụ thể của các cấp uỷ, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị và cán bộ thuộc cấp mình quản lý, chỉ đạo việc chuẩn bị gợi ý kiểm điểm (cách làm tương tự như ở Trung ương) và tiến hành gợi ý kiểm điểm đối với tập thể, cá nhân (nếu xét thấy cần thiết) và phân công các thành viên lãnh đạo theo dõi, chỉ đạo, kiểm tra việc kiểm điểm ở cấp dưới.

- Ban thường vụ cấp trên cơ sở gợi ý kiểm điểm cho tập thể cấp uỷ và cá nhân cán bộ, đảng viên thuộc cấp mình quản lý nếu xét thấy cần thiết; ban thường vụ cấp cơ sở gợi ý kiểm điểm đối với chi bộ và đảng viên thuộc cấp mình quản lý nếu xét thấy cần thiết; chi uỷ gợi ý kiểm điểm đối với đảng viên nếu xét thấy cần thiết. Ở những nơi, những trường hợp có vấn đề phức tạp, xét thấy cần thiết thì cấp uỷ cấp trên trực tiếp hoặc cấp uỷ quản lý cán bộ (trước khi nghỉ hưu) gợi ý kiểm điểm.


3.3. Cá nhân là đảng viên đã nghỉ hưu,
sinh hoạt ở chi bộ nào thì kiểm điểm ở chi bộ đó; ngoài ra, đảng viên nghỉ hưu thuộc cấp nào quản lý thì cấp đó xem xét, gợi ý kiểm điểm (nếu xét thấy cần thiết). Kiểm điểm của đảng viên nghỉ hưu theo gợi ý của cấp có thẩm quyền được lưu tại chi bộ nơi đồng chí đó sinh hoạt và đồng thời gửi tới cấp có thẩm quyền quản lý đảng viên đó để theo dõi, giám sát sau kiểm điểm.

BƯỚC 2:
TIẾP THU Ý KIẾN GÓP Ý, XÂY DỰNG BÁO CÁO KIỂM ĐIỂM CỦA TẬP THỂ, CÁ NHÂN VÀ TIẾN HÀNH KIỂM ĐIỂM

Sau khi tổng hợp, tiếp thu ý kiến góp ý, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, ban thường vụ các tỉnh ủy, thành ủy, đảng đoàn, ban cán sự đảng, ban thường vụ đảng ủy, tập thể lãnh đạo các cơ quan, đơn vị và từng cá nhân căn cứ vào nội dung kiểm điểm nêu trên và Quy định những điều đảng viên không được làm để chuẩn bị báo cáo kiểm điểm.


Cần đi sâu kiểm điểm về những nội dung được góp ý, gợi ý (nếu có), trả lời thẳng vào các câu hỏi, các nội dung kiểm điểm nêu trong Hướng dẫn; chỉ ra ưu điểm, khuyết điểm, phân tích nguyên nhân, xác định trách nhiệm của tập thể, cá nhân và đề ra lộ trình, phương hướng, biện pháp khắc phục, sau đó tiến hành kiểm điểm theo trình tự sau:


- Tiến hành kiểm điểm tập thể trước, kiểm điểm cá nhân sau. Báo cáo kiểm điểm của tập thể phải gửi trước để các thành viên lãnh đạo để nghiên cứu kỹ, chuẩn bị ý kiến đóng góp.


- Tiến hành kiểm điểm cá nhân người đứng đầu trước, các thành viên khác sau. Từng cá nhân trình bày bản tự kiểm điểm trước tập thể, để các thành viên khác góp ý trực tiếp tại hội nghị; sau đó cá nhân tiếp thu và hoàn thiện bản kiểm điểm.


- Bộ Chính trị, Ban Bí thư căn cứ vào 3 nội dung Nghị quyết Trung ương 4 nêu, ý kiến góp ý của các tổ chức, cá nhân để kiểm điểm, tự phê bình và phê bình; đánh giá, làm rõ những hạn chế, khuyết điểm về công tác xây dựng đảng và nguyên nhân, đề ra phương hướng khắc phục, làm cơ sở cho việc kiểm điểm, tự phê bình và phê bình của cá nhân.


- Các đồng chí Uỷ viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư căn cứ vào 3 nội dung Nghị quyết Trung ương 4 nêu, Quy định về những điều đảng viên không được làm và ý kiến góp ý của các tổ chức, cá nhân để kiểm điểm, tự phê bình và phê bình theo hướng trả lời thẳng vào các nội dung nêu trong Hướng dẫn và nội dung được góp ý; kiểm điểm về đạo đức, lối sống, về quan hệ gia đình, xã hội và quan hệ với nhân dân; tập trung làm rõ trách nhiệm của cá nhân, trong việc thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách; đề ra biện pháp khắc phục.


- Các ban đảng ở Trung ương, ban cán sự đảng, đảng đoàn, ban thường vụ các tỉnh uỷ, thành uỷ và đảng uỷ trực thuộc Trung ương tiến hành kiểm điểm tự phê bình và phê bình, làm rõ trách nhiệm của tập thể, cá nhân theo nội dung và cách làm tương tự như của Bộ Chính trị, Ban Bí thư. Trong quá trình kiểm điểm, tiếp thu gợi ý của cấp trên (nếu có); ý kiến góp ý của các tổ chức, cá nhân để kiểm điểm tự phê bình và phê bình.


- Kiểm điểm tự phê bình và phê bình của ban thường vụ cấp uỷ huyện và tương đương thực hiện tương tự như kiểm điểm ở ban thường vụ cấp uỷ tỉnh.


- Kiểm điểm tự phê bình và phê bình của ban thường vụ cấp uỷ cơ sở thực hiện tương tự như kiểm điểm ở ban thường vụ cấp uỷ huyện.


- Ở chi bộ: tập thể chi uỷ kiểm điểm trước, sau đó đến bí thư chi bộ, chi uỷ viên và các đảng viên. Nội dung kiểm điểm tự phê bình và phê bình theo 3 nội dung Nghị quyết Trung ương 4 nêu và việc thực hiện Quy định những điều đảng viên không được làm; chỉ rõ hạn chế, thiếu sót, khuyết điểm, nguyên nhân; đề ra phương hướng, giải pháp khắc phục.


Hội nghị kiểm điểm của ban thường vụ các tỉnh uỷ, thành uỷ, ban cán sự đảng, đảng đoàn, ban thường vụ đảng uỷ, lãnh đạo các cơ quan, đơn vị trực thuộc Trung ương phải có đại diện lãnh đạo các ban Đảng ở Trung ương và Bộ phận Thường trực ở Trung ương dự, theo dõi.


Hội nghị kiểm điểm của cấp trên cơ sở và cấp cơ sở phải có đại diện lãnh đạo các ban xây dựng Đảng và Bộ phận Thường trực cấp trên dự, theo dõi.


BƯỚC 3:
BÁO CÁO, THÔNG BÁO, TIẾP THU Ý KIẾN GÓP Ý SAU KIỂM ĐIỂM

Sau khi hoàn thành kiểm điểm, các cấp uỷ, tổ chức đảng, lãnh đạo các cơ quan, đơn vị báo cáo kết quả kiểm điểm với cấp trên và thông báo, tiếp thu ý kiến góp ý của tập thể và cá nhân. Cụ thể như sau:

1. Tập thể và cá nhân ở cấp dưới báo cáo kết quả kiểm điểm với cấp trên:

- Nội dung báo cáo của tập thể:

1. Tổng hợp về tình hình, ưu điểm, khuyết điểm trong tổ chức kiểm điểm; đánh giá chung về kết quả kiểm điểm của cấp mình và của địa phương, cơ quan, đơn vị mình;

2. Kết quả kiểm điểm của tập thể; chỉ ra những ưu điểm, khuyết điểm, nguyên nhân, trách nhiệm của tập thể, của cá nhân về những khuyết điểm, yếu kém đối với 3 nội dung Nghị quyết Trung ương 4 nêu.

3. Lộ trình, phương hướng, biện pháp khắc phục khuyết điểm, yếu kém.

4. Đề xuất, kiến nghị, rút kinh nghiệm về phương pháp, cách thức tổ chức kiểm điểm cho các lần tiếp theo.

- Nội dung báo cáo của cá nhân.

1. Kiểm điểm, tự phê bình về 3 nội dung Nghị quyết Trung ương 4 nêu và việc thực hiện Quy định những điều đảng viên không được làm; chỉ ra ưu điểm, khuyết điểm và nguyên nhân.

2. Lộ trình, phương hướng, biện pháp khắc phục khuyết điểm, yếu kém.

Ghi chú: Báo cáo kiểm điểm của tập thể ban thường vụ cấp uỷ, tổ chức đảng và cá nhân cán bộ diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý, sau khi đã hoàn thiện cần đóng dấu xác nhận của cấp uỷ, tổ chức đảng hoặc dấu của cơ quan, đơn vị, gửi Bộ Chính trị, Ban Bí thư (qua Ban Tổ chức Trung ương) để theo dõi, giám sát sau kiểm điểm và lưu giữ theo quy định.

2. Báo cáo kết quả kiểm điểm đối với tập thể:

2.1. Sau kiểm điểm, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, ban thường vụ cấp uỷ các cấp báo cáo kết quả kiểm điểm (tập thể và cá nhân) với ban chấp hành để ban chấp hành thảo luận, góp ý kiến. Cụ thể như sau:

- Bộ Chính trị, Ban Bí thư báo cáo trước Ban Chấp hành Trung ương; Ban thường vụ cấp uỷ tỉnh, thành phố báo cáo trước ban chấp hành đảng bộ tỉnh, thành phố;

- Ban thường vụ đảng uỷ khối ở Trung ương báo cáo trước ban chấp hành đảng bộ khối;

2.2. Đảng đoàn, ban cán sự đảng, lãnh đạo các cơ quan, đơn vị báo cáo kết quả kiểm điểm (tập thể và cá nhân) với đảng uỷ cơ quan, thủ trưởng các đơn vị trực thuộc. Cụ thể như sau:

- Đảng đoàn Quốc hội báo cáo trước hội nghị cán bộ gồm lãnh đạo Hội đồng Dân tộc, lãnh đạo các uỷ ban, cơ quan của Quốc hội, cơ quan của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Văn phòng Quốc hội và Đảng uỷ cơ quan Văn phòng Quốc hội.

- Ban Cán sự đảng Chính phủ báo cáo trước hội nghị thành viên chính phủ, Đảng uỷ Văn phòng Chính phủ và lãnh đạo Văn phòng Chính phủ.

- Đảng đoàn, ban cán sự đảng, lãnh đạo các cơ quan, đơn vị báo cáo trước ban chấp hành các tổ chức hoặc hội nghị đảng uỷ cơ quan và thủ trưởng các đơn vị trực thuộc;

- Ban Thường vụ Quân uỷ Trung ương báo cáo trước hội nghị Quân uỷ Trung ương và thủ trưởng các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng.

- Ban Thường vụ Đảng uỷ Công an Trung ương báo cáo trước hội nghị Đảng uỷ Công an Trung ương và cán bộ lãnh đạo các tổng cục, cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Công an.

- Các cơ quan, đơn vị khác báo cáo trước hội nghị cán bộ thuộc đối tượng lấy ý kiến góp ý đang công tác ở cơ quan, đơn vị.

3. Thông báo, tiếp thu góp ý của tập thể và cá nhân:


Việc thông báo, tiếp thu góp ý của tập thể và cá nhân thuộc thành phần lấy ý kiến thực hiện như sau: - Thông báo, tiếp thu góp ý của tập thể bằng văn bản, gửi đến tập thể đó; - Thông báo, tiếp thu góp ý của cá nhân thực hiện với các hình thức phù hợp: có thể bằng văn bản; có thể cử đại diện cấp uỷ gặp thông báo, trao đổi qua điện thoại, hộp thư điện tử…

D. TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN

- Bộ Chính trị, Ban Bí thư:
hoàn thành kiểm điểm trong tháng 7-2012.

- Các cấp uỷ, tổ chức đảng thực thuộc Trung ương: tiến hành kiểm điểm trong tháng 7 và tháng 8-2012.

- Cấp trên cơ sở và tương đương:
tiến hành kiểm điểm trong tháng 8 và tháng 9-2012.

- Cấp cơ sở và đảng viên: tiến hành kiểm điểm trong các tháng 9, 10, 11 năm 2012.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Căn cứ hướng dẫn nêu trên, các cấp uỷ, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị trực thuộc Trung ương xây dựng kế hoạch thực hiện; vừa tổ chức kiểm điểm ở cấp mình vừa chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn cấp dưới kiểm điểm, bảo đảm đúng mục đích, yêu cầu, nội dung và tiến độ thời gian đề ra; phối hợp với Văn phòng Trung ương Đảng về thời gian tổ chức hội nghị kiểm điểm ở cấp mình để Bộ Chính trị cử cán bộ dự, chỉ đạo, theo dõi.

- Bộ Chính trị, Ban Bí thư chỉ đạo kiểm điểm bổ sung hoặc kiểm điểm lại đối với tập thể cấp uỷ, tổ chức đảng trực thuộc Trung ương và cá nhân cán bộ điện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý, nếu xét thấy kiểm điểm không đạt yêu cầu; ban thường vụ cấp uỷ cấp trên, đảng đoàn, ban cán sự đảng, lãnh đạo các cơ quan, đơn vị xem xét, chỉ đạo kiểm điểm bổ sung hoặc kiểm điểm lại đối với tổ chức và cá nhân trực thuộc cấp mình, nếu xét thấy kiểm điểm chưa đạt yêu cầu.

- Qua kiểm điểm nếu xét thấy có tổ chức và cá nhân có vi phạm đến mức phải xử lý thì thực hiện xử lý theo quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước.

- Kết quả kiểm điểm lần này là căn cứ xem xét, sàng lọc và xây dựng đội ngũ cán bộ của mỗi địa phương, cơ quan, đơn vị, gắn với quy hoạch cấp uỷ và quy hoạch các chức danh lãnh đạo, quản lý; sau đợt kiểm điểm này, việc thực hiện chế độ kiểm điểm, tự phê bình và phê bình theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 được thực hiện thường xuyên hằng năm, gắn với kiểm điểm theo chức trách, nhiệm vụ được giao.

Sau khi hoàn thành kiểm điểm, các cấp uỷ, tổ chức đảng, lãnh đạo các cơ quan, đơn vị trực thuộc Trung ương gửi báo cáo (trước 30-12-2012) về tình hình, kết quả kiểm điểm của các địa phương, ban, bộ, ngành về Văn phòng Trung ương để tổng hợp báo cáo Bộ Chính trị; gửi tài liệu kiểm điểm của tập thể và cá nhân cán bộ thuộc diện Trung ương quản lý về Ban Tổ chức Trung ương để theo dõi, giám sát sau kiểm điểm và quản lý theo quy định.

(*)
Hướng dẫn số 11-HD/BTCTW, ngày 14-3-2012, của Ban Tổ chức Trung ương.
TRƯỞNG BANTô Huy Rứa (đã ký
Lên trên