Được tạo bởi Blogger.

Lưu trữ Blog

(BT-VT) - (Fax)

Thứ Sáu, 27 tháng 4, 2012

BỘ LAO ĐỘNG-THƯƠNG BINH 
VÀ XÃ HỘI - BỘ TÀI CHÍNH 
 _______________
Số: 14/2009/TTLT-BLĐTBXH-BTC
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
__________________________________
Hà Nội, ngày 18 tháng 05 năm 2009

 

THÔNG TƯ LIÊN TỊCH

Hướng dẫn Nghị định số 16/2007/NĐ-CP ngày 26 tháng 01 năm 2007
của Chính phủ qui định về tìm kiếm, qui tập hài cốt liệt sĩ,
quản lý mộ, nghĩa trang, đài tưởng niệm, bia ghi tên liệt sĩ
_______________

Căn cứ Nghị định số 16/2007/NĐ-CP ngày 26 tháng 01 năm 2007 của Chính phủ qui định về tìm kiếm, qui tập hài cốt liệt sĩ, quản lý mộ, nghĩa trang, đài tưởng niệm, bia ghi tên liệt sĩ;

Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội – Bộ Tài chính hướng dẫn việc tìm kiếm, qui tập hài cốt liệt sĩ, quản lý mộ, nghĩa trang, đài tưởng niệm, bia ghi tên liệt sĩ (gọi chung là công trình ghi công liệt sĩ) như sau:
 
Mục I
TÌM KIẾM VÀ QUI TẬP HÀI CỐT LIỆT SĨ

Điều 1. Tìm kiếm hài cốt liệt sĩ
1. Địa phương, cơ quan, đơn vị theo sự  phân công địa bàn tìm kiếm qui tập hài cốt liệt sĩ quy định tại điểm a, b, c khoản 1 Điều 3 Chương II Nghị định số 16/2007/NĐ-CP ngày 26 tháng 01 năm 2007 của Chính phủ rà soát các tài liệu liên quan đến mộ liệt sĩ để tổ chức việc tìm kiếm hài cốt liệt sĩ  hoặc bàn giao cho Sở Lao động-Thương binh và Xã hội, Bộ chỉ huy quân sự, Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức việc tìm kiếm hài cốt liệt sĩ, kết luận việc tìm kiếm và báo cáo Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương kết quả thực hiện trên địa bàn.
2. Tổ chức, cá nhân biết thông tin mộ liệt sĩ có trách nhiệm báo đến cơ quan Lao động-Thương binh và Xã hội hoặc cơ quan quân sự địa phương để tổ chức tìm kiếm, qui tập hài cốt liệt sĩ. Đối với những phần mộ do nhân dân phát hiện mà chưa rõ nguồn gốc thì cơ quan Lao động-Thương binh và Xã hội phối hợp với cơ quan Quân sự, Công an địa phương xác minh, kết luận và tiến hành qui tập nếu là hài cốt liệt sĩ. 
Điều 2. Qui tập hài cốt liệt sĩ
1. Cơ quan, đơn vị qui tập hài cốt liệt sĩ phải vẽ sơ đồ vị trí nơi phát hiện ra mộ, lập biên bản hài cốt và di vật (nếu có) để bàn giao cho địa phương nơi an táng mộ liệt sĩ.
2. Việc bàn giao hài cốt liệt sĩ sau khi qui tập cụ thể như sau:
a) Đối với hài cốt liệt sĩ xác định được tên, quê quán:
- Nếu liệt sĩ còn thân nhân thì cơ quan, đơn vị qui tập bàn giao hài cốt liệt sĩ cho Sở Lao động-Thương binh và Xã hội theo nguyện vọng của thân nhân liệt sĩ để làm thủ tục an táng theo qui định.
- Nếu liệt sĩ không còn thân nhân thì cơ quan, đơn vị qui tập bàn giao cho Sở Lao động-Thương binh và Xã hội nơi quê quán của liệt sĩ để an táng trong nghĩa trang liệt sĩ. 
b) Đối với hài cốt liệt sĩ chưa xác định được quê quán thì Sở Lao động-Thương binh và Xã hội nơi qui tập đưa vào an táng trong nghĩa trang liệt sĩ.
c) Đối với hài cốt liệt sĩ quân tình nguyện chưa xác định được quê quán thì đơn vị qui tập bàn giao cho Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi được giao đón nhận để an táng trong nghĩa trang liệt sĩ. 
d) Sở Lao động-Thương binh và Xã hội nơi an táng hài cốt liệt sĩ tiếp nhận những giấy tờ được lập khi qui tập mộ theo qui định tại Khoản 1 Điều 2  Mục I Thông tư này và ghi vị trí an táng trong nghĩa trang liệt sĩ (số mộ, hàng mộ, lô mộ, khu mộ) vào sổ, lưu giữ hồ sơ tài liệu về mộ liệt sĩ.
3. Đón nhận và an táng hài cốt liệt sĩ.
a) Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phối hợp với Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, Bộ Quốc phòng tổ chức lễ đón nhận và an táng hài cốt liệt sĩ quân tình nguyện.
b) Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thành phố thuộc tỉnh, thị xã tổ chức lễ đón nhận và an táng hài cốt liệt sĩ qui tập trong nước.
c) Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn tổ chức lễ đón nhận và an táng hài cốt liệt sĩ đã được qui tập trong nghĩa trang liệt sĩ, nay thân nhân liệt sĩ di chuyển về quê hương. Đối với cấp xã không có nghĩa trang liệt sĩ thì phối hợp với các ngành chức năng cùng tổ chức đón nhận và an táng vào nghĩa trang liệt sĩ do cấp huyện hoặc cấp tỉnh quản lý.
 Mục II
XÂY DỰNG, SỬA CHỮA VÀ QUẢN LÝ
CÁC CÔNG TRÌNH GHI CÔNG LIỆT SĨ

Điều 3. Xây dựng, sửa chữa các công trình ghi công liệt sĩ
1. Nghĩa trang liệt sĩ chỉ an táng các hài cốt liệt sĩ. Nghĩa trang phải được thường xuyên chăm sóc, tu bổ, nâng cấp, đảm bảo tôn nghiêm, sạch, đẹp. 
2. Mộ liệt sĩ:
a) Mộ trong cùng một nghĩa trang liệt sĩ phải được xây dựng thống nhất về kích thước, qui cách.
b) Khoảng cách giữa các mộ, lô mộ, hàng mộ phải thông thoáng, thuận tiện cho việc thăm viếng và chăm sóc, phù hợp với phong tục tập quán từng địa phương.
c) Bia mộ liệt sĩ gồm các nội dung sau:             
                                                LIỆT SĨ
Họ và tên …
Sinh ngày, tháng, năm …
Nguyên quán (xã, huyện, tỉnh) …
Cấp bậc, chức vụ …
Đơn vị …
Hy sinh ngày, tháng, năm …
Đối với những mộ liệt sĩ chưa có đủ các thông tin trên thì chỉ ghi thông tin đã rõ vào dòng tương ứng.
d) Khi sửa chữa, cải tạo, nâng cấp mộ liệt sĩ phải thực hiện theo qui định tại Tiết a, b, c Khoản 2 Điều 3 Mục II Thông tư này.
đ) Vỏ mộ liệt sĩ được xây dựng bằng vật liệu bền, đẹp, đảm bảo việc gìn giữ lâu dài. Những vỏ mộ, bia mộ liệt sĩ bị hư hỏng cần sửa chữa ngay, hàng năm phải có kế hoạch tu bổ, chống xuống cấp bia, mộ.
e) Không xây mộ không có hài cốt (mộ vọng, mộ tượng trưng …) trong nghĩa trang liệt sĩ. Trường hợp các địa phương đã xây mộ vọng thì khi lập danh sách mộ phải ghi rõ là “mộ không có hài cốt”.
3. Đối với cấp huyện không có nghĩa trang liệt sĩ thì xây đài tưởng niệm hoặc nhà bia ghi tên liệt sĩ.
 4. Đối với cấp xã mới thành lập, không có nghĩa trang liệt sĩ thì xây nhà bia ghi tên liệt sĩ.
5. Việc xây dựng công trình ghi công liệt sĩ phải phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội; phong tục, tập quán và qui hoạch của địa phương.
Điều 4. Quản lý, chăm sóc các công trình ghi công liệt sĩ
1. Cơ quan quản lý nghĩa trang liệt sĩ phải lập sơ đồ vị trí mộ, hồ sơ từng phần mộ, lập 02 danh sách mộ gồm 01 danh sách được lưu giữ tại nhà quản trang (hoặc Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn đối với nơi không có nhà quản trang) và 01 danh sách được lưu giữ tại Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội. Cấp huyện tổng hợp danh sách mộ, nghĩa trang của cấp xã, kể cả nghĩa trang cấp huyện quản lý và lập thành 02 danh sách gồm 01 danh sách được lưu giữ tại Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội và 01 danh sách báo cáo Sở Lao động-Thương binh và Xã hội.
Sở Lao động-Thương binh và Xã hội có trách nhiệm lập, quản lý hồ sơ về mộ, nghĩa trang liệt sĩ tại địa phương, đồng thời báo cáo danh sách mộ trong nghĩa trang, mộ do gia đình quản lý và thông tin nghĩa trang về Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội để theo dõi và thống nhất quản lý.
2. Những mộ liệt sĩ đã di chuyển hài cốt thì phải sửa chữa lại vỏ mộ, trong danh sách quản lý mộ phải ghi rõ: hài cốt liệt sĩ đã di chuyển về quê quán. Sở Lao động-Thương binh và Xã hội nơi bàn giao hài cốt phải lưu giữ: giấy đề nghị di chuyển hài cốt liệt sĩ trong nghĩa trang và biên bản bàn giao hài cốt cho thân nhân liệt sĩ.     
3. Các công trình ghi công liệt sĩ phải được chăm sóc, bảo quản, tu bổ giữ gìn. Đối với những công trình có qui mô lớn, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cần ban hành qui chế quản lý để công trình luôn phát huy hiệu quả là nơi giáo dục truyền thống cách mạng cho các thế hệ mai sau.
Các công trình ghi công liệt sĩ bị xuống cấp do thời gian, thời tiết, lũ lụt phải được lập kế hoạch để tu sửa, nâng cấp, đảm bảo việc giữ gìn lâu dài.     
4. Các công trình ghi công liệt sĩ phải được trông coi, chăm sóc; chế độ đối với người trông coi, chăm sóc do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp quản lý công trình ghi công liệt sĩ qui định.

Mục III

KINH PHÍ ĐẢM BẢO XÂY DỰNG, TU BỔ, SỬA CHỮA

VÀ QUẢN LÝ CÁC CÔNG TRÌNH GHI CÔNG LIỆT SĨ


Điều 5. Các nội dung chi do ngân sách Trung ương đảm bảo
1. Chi khảo sát, tìm kiếm mộ liệt sĩ trong nước theo Quyết định của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương gồm các khoản sau:
a) Chi bồi dưỡng người đưa, dẫn đường mức 100.000 đồng/người/ngày.
b) Chi bồi dưỡng cho những người trực tiếp làm nhiệm vụ khảo sát, tìm kiếm mộ mức 100.000 đồng/người/ngày.
c) Chi tiền phương tiện đi lại, chuyên chở.
d) Chi mua sắm hoặc thuê công cụ phục vụ cho việc tìm kiếm, khảo sát, đào bới.
đ) Chi mua thuốc chữa bệnh thông thường và thuốc sốt rét.
Các khoản chi tại Tiết c, d, đ trên đây tính theo chi phí thực tế.
2. Chi thu thập, xử lý thông tin mộ liệt sĩ
3. Chi qui tập mộ
a) Mức chi qui tập mộ liệt sĩ để mua tiểu, vải, cồn, hương và nhân công … là 500.000 đồng/ mộ
b) Trong trường hợp đặc biệt, khi qui tập phải sử dụng lực lượng lớn, tốn kém, điều kiện qui tập khó khăn chi vượt mức nêu trên Sở Lao động-Thương binh và Xã hội thống nhất với Sở Tài chính trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định mức chi thực tế. Phần kinh phí vượt định mức qui định do ngân sách địa phương đảm bảo.
4. Chi xây vỏ mộ (cả bia), nền, đường đi giữa các mộ (không bao gồm sân, vườn, đường nội bộ trong nghĩa trang); mức hỗ trợ tối đa là 1.500.000 đồng/mộ.
5. Chi đầu tư xây dựng, cải tạo nâng cấp nghĩa trang liệt sĩ, đài tưởng niệm liệt sĩ nơi có chiến tích lịch sử tiêu biểu, khu căn cứ địa cách mạng được cơ quan có thẩm quyền công nhận; nghĩa trang quân tình nguyện Việt Nam từ nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản tập trung theo dự án đầu tư đã duyệt và các quy định hiện hành.
6. Chi hỗ trợ địa phương xây dựng, cải tạo, nâng cấp các công trình ghi công liệt sĩ từ nguồn vốn sự nghiệp ưu đãi người có công với cách mạng hàng năm theo nguyên tắc:
a) Chi hỗ trợ địa phương xây dựng, cải tạo, nâng cấp nghĩa trang liệt sĩ cấp tỉnh, huyện cho các tỉnh miền núi, Tây Nguyên, hải đảo, các tỉnh ngân sách khó khăn (ưu tiên cho các địa phương mới chia tách theo đơn vị hành chính, địa phương có các nghĩa trang liệt sĩ bị xuống cấp do thiên tai, lũ lụt), cụ thể như sau:
- Các địa phương ngân sách Trung ương phải bổ sung cân đối trên 50% chi cân đối ngân sách địa phương, mức hỗ trợ tối đa 80% tổng số vốn công trình.
- Các địa phương ngân sách Trung ương phải bổ sung cân đối còn lại, mức hỗ trợ tối đa 50% tổng số vốn công trình.
Mức hỗ trợ tối đa không quá 5 tỷ đồng/công trình xây dựng mới và 2 tỷ đồng/công trình cải tạo, nâng cấp thuộc cấp tỉnh; 2 tỷ đồng/công trình xây dựng mới và 1 tỷ đồng/công trình cải tạo, nâng cấp thuộc cấp huyện; 0,2 tỷ đồng/công trình xây dựng mới và 0,1 tỷ đồng cải tạo, nâng cấp thuộc cấp xã.
- Các địa phương có tỷ lệ điều tiết các khoản thu về ngân sách Trung ương, vốn thực hiện các công trình này do ngân sách địa phương đảm bảo.
b) Chi hỗ trợ các địa phương xây dựng đài tưởng niệm liệt sỹ ở những huyện không có nghĩa trang liệt sĩ. Mức hỗ trợ tối đa 70% tổng số vốn công trình nhưng không quá 2 tỷ đồng/công trình.
c) Chi hỗ trợ các địa phương xây dựng bia ghi tên liệt sĩ ở các xã biên giới, hải đảo, căn cứ địa cách mạng hoặc những huyện không có nghĩa trang, đài tưởng niệm liệt sĩ. Mức hỗ trợ tối đa 70% tổng vốn công trình nhưng không quá 0,5 tỷ đồng/công trình bia ghi tên liệt sĩ cấp huyện; 0,1 tỷ đồng/công trình bia ghi tên liệt sĩ cấp xã.
Căn cứ vào nguồn hỗ trợ của ngân sách Trung ương và cân đối của ngân sách địa phương, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định mức hỗ trợ cụ thể cho các công trình.
d) Hàng năm, trên cơ sở dự toán ngân sách được cấp có thẩm quyền thông báo, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan lập phương án phân bổ cụ thể, trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương duyệt, thông báo cho các cơ quan đơn vị thực hiện; đồng thời gửi Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội để báo cáo.
Điều 6. Các nội dung chi do ngân sách địa phương đảm bảo
1. Ngân sách địa phương bố trí và huy động các nguồn hợp pháp khác để bảo đảm phần vốn còn lại của các công trình ghi công liệt sĩ được ngân sách Trung ương hỗ trợ và vốn xây dựng, cải tạo, nâng cấp các công trình ghi công liệt sĩ theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định số 16/2007/NĐ-CP ngày 26 tháng 01 năm 2007 của Chính phủ.
2.  Chi quản lý, giữ gìn, chăm sóc, trông coi các công trình ghi công liệt sĩ trên địa bàn.
3. Tổ chức lễ đón nhận hài cốt liệt sĩ, mức chi cụ thể do địa phương căn cứ vào cấp tổ chức để bố trí ngân sách.
4. Ngân sách địa phương chi trong trường hợp địa phương quyết định mức chi cao hơn mức chi quy định tại Điều 5 Mục III Thông tư này.

 

Mục IV

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Các Bộ, ngành liên quan, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo rà soát, kết luận việc tìm kiếm, qui tập hài cốt liệt sĩ theo thẩm quyền và tổ chức thanh tra, kiểm tra, xử lý những sai phạm trong công tác quản lý công trình ghi công liệt sĩ.
2. Sở Lao động-Thương binh và Xã hội có trách nhiệm giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hướng dẫn việc quản lý, tu bổ các công trình ghi công liệt sĩ và phối hợp với các tổ chức, cá nhân vận động, huy động mọi nguồn lực tham gia tu bổ, chăm sóc các công trình ghi công liệt sĩ.
3. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 45 ngày, kể từ ngày ký ban hành.
Trong quá trình tổ chức thực hiện nếu có vướng mắc, các địa phương kịp thời phản ánh về Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội – Bộ Tài chính để xem xét, giải quyết./.

KT. BỘ TRƯỞNG
BỘ TÀI CHÍNH
THỨ TRƯỞNG
(Đã ký)

 

Phạm Sỹ Danh

KT. BỘ TRƯỞNG
BỘ LAO ĐỘNG- THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
THỨ TRƯỞNG
(Đã ký)
Bùi Hồng Lĩnh

Thứ Tư, 18 tháng 4, 2012

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định về chế độ phụ cấp công vụ đối với cán bộ, công chức, người hưởng lương hoặc phụ cấp quân hàm từ ngân sách nhà nước làm việc trong các cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, ở xã, phường, thị trấn và lực lượng vũ trang.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Cán bộ, công chức, người hưởng lương hoặc phụ cấp quân hàm từ ngân sách nhà nước quy định tại Điều 1 Nghị định này, bao gồm:
a) Cán bộ theo quy định tại Khoản 1 Điều 4 Luật cán bộ, công chức;

b) Công chức theo quy định tại Khoản 2 Điều 4 Luật cán bộ, công chức và các Điều 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10 và 12 Nghị định số 06/2010/NĐ-CP ngày 25 tháng 01 năm 2010 của Chính phủ quy định những người là công chức; không bao gồm công chức quy định tại Điều 11 Nghị định số 06/2010/NĐ-CP;

c) Cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn quy định tại Khoản 3 Điều 4 Luật cán bộ, công chức và Điều 3 Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã;

d) Người làm việc theo hợp đồng lao động trong cơ quan hành chính nhà nước quy định tại Nghị định số 68/2000/NĐ-CP ngày 17 tháng 11 năm 2000 của Chính phủ về thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp, người lao động làm việc theo hợp đồng lao động trong cơ quan Đảng, tổ chức chính trị - xã hội áp dụng quy định tại Nghị định số 68/2000/NĐ-CP; không bao gồm người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động trong các đơn vị sự nghiệp công lập;

đ) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ và công nhân, viên chức quốc phòng, lao động hợp đồng thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam;

e) Sĩ quan, hạ sĩ quan hưởng lương, hạ sĩ quan, chiến sĩ phục vụ có thời hạn; công nhân, nhân viên công an và lao động hợp đồng thuộc Công an nhân dân;

g) Người làm công tác cơ yếu trong tổ chức cơ yếu.

2. Đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều này đã được xếp lương hoặc phụ cấp quân hàm theo quy định tại các văn bản sau đây:

a) Nghị quyết số 730/2004/NQ-UBTVQH11 ngày 30 tháng 9 năm 2004 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội phê chuẩn bảng lương chức vụ, bảng phụ cấp chức vụ đối với cán bộ lãnh đạo của Nhà nước; bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ ngành Tòa án, ngành Kiểm sát;

b) Nghị quyết số 1003/2006/NQ-UBTVQH11 ngày 03 tháng 3 năm 2006 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội phê chuẩn bảng lương và phụ cấp chức vụ đối với cán bộ lãnh đạo Kiểm toán Nhà nước; bảng lương, phụ cấp, trang phục đối với cán bộ, công chức Kiểm toán Nhà nước, chế độ ưu tiên đối với Kiểm toán viên nhà nước;

c) Quyết định số 128-QĐ/TW ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Ban Bí thư về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức cơ quan Đảng, Mặt trận và các đoàn thể;

d) Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang;

đ) Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã.

Điều 3. Mức phụ cấp công vụ

Các đối tượng quy định tại Điều 2 Nghị định này được áp dụng phụ cấp công vụ bằng 25% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) hoặc phụ cấp quân hàm.

Điều 4. Nguyên tắc áp dụng

1. Phụ cấp công vụ được chi trả cùng kỳ lương hàng tháng và không dùng để tính đóng, hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.

2. Thời gian không được tính hưởng phụ cấp công vụ, bao gồm:

a) Thời gian đi công tác, làm việc học tập ở nước ngoài được hưởng 40% tiền lương theo quy định tại Khoản 4 Điều 8 Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang;

b) Thời gian nghỉ việc không hưởng lương liên tục từ 01 tháng trở lên;

c) Thời gian nghỉ việc hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội;

d) Thời gian bị tạm đình chỉ công tác hoặc bị tạm giữ, tạm giam.

3. Khi thôi làm việc trong các cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội và lực lượng vũ trang thì thôi hưởng phụ cấp công vụ từ tháng tiếp theo.

4. Đối tượng được hưởng phụ cấp ưu đãi theo nghề, phụ cấp trách nhiệm theo nghề hoặc phụ cấp đặc thù theo quy định của cơ quan có thẩm quyền thì cũng được hưởng phụ cấp công vụ quy định tại Nghị định này.

Điều 5. Nguồn kinh phí

Nguồn kinh phí chi trả chế độ phụ cấp công vụ quy định tại Nghị định này được bảo đảm từ nguồn ngân sách nhà nước và các nguồn tài chính hợp pháp khác của cơ quan, đơn vị.

Điều 6. Hiệu lực thi hành

1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 6 năm 2012.

Chế độ quy định tại Nghị định này được tính hưởng kể từ ngày 01 tháng 5 năm 2012.

2. Bãi bỏ Nghị định số 57/2011/NĐ-CP ngày 07 tháng 7 năm 2011 của Chính phủ về chế độ phụ cấp công vụ.

Thứ Hai, 16 tháng 4, 2012

logo

Chủ Nhật, 15 tháng 4, 2012

Đối với các Blogger ưa “táy máy” thì việc “vọc” code không những là thú vui mà còn là sự đam mê, là nơi cho những ý tưởng đầy sáng tạo thỏa sức bay bổng.
Không những vậy, nó thậm chí còn có thể mang lại lợi nhuận không nhỏ một khi bạn đã trở thành một Pro Blogger Designer, bằng việc bán Template, bán back-link,…

Tuy nhiên, để trở thành một Pro Blogger Designer không phải một sớm một chiều mà được. Và trong bài viết bên dưới, iTechPlus sẽ giới thiệu đến các bạn mới gia nhập Blogspot, một số mẹo nhỏ cơ bản trong quá trình thiết kế Template cho riêng mình.
1. Xóa thanh Navbar :
Thanh Navbar là thanh chứa các công cụ như Tìm kiếm, theo dõi, chia sẻ, báo cáo lạm dụng,…xuất hiện phía trên cùng của Blog.
Xóa thanh Navbar
Cách loại bỏ : chèn dòng code bên dưới trước thẻ đóng </b:skin>

#navbar{display:none !important}
2. Xóa đường bao quanh liên kết :
Khi click vào link nào nó trên blog, có thể bạn sẽ gặp trường hợp sẽ xuất hiện một đường bao quanh liên kết này nhìn rất không thẩm mỹ tí nào.
Xóa đường bao quanh liên kết
Cách loại bỏ : chèn dòng code sau trước thẻ đóng </b:skin>
a {outline:none}
3. Xóa dấu gạch chân dưới liên kết :
Một số template khi rê chuột vào link bất kỳ bạn sẽ thấy xuất hiện một đường gạch chân bên dưới link đó.
Xóa dấu gạch chân dưới liên kết
Các loại bỏ : tìm trong template đoạn code bên dưới hoặc tương tự (thuộc tính a:hover) :
a:hover {
  color:$titlecolor;
  text-decoration:underline;
}
và thay thế thành :
a:hover {
  color:$titlecolor;
  text-decoration:none;
}
4. Giới hạn kích thước cho hình ảnh :
Việc giới hạn hoặc qui định kích thước cụ thể cho hình ảnh không những giúp trình duyệt đỡ mất thời gian tính toán kích thước thật của ảnh (sẽ làm chậm thời gian tải trang) mà còn giúp blog bạn tránh được trường hợp hình ảnh quá lớn, sẽ hiển thị tràn cả trang bài viết (Main-wrapper) hoặc bị Sidebar che mất một phần gây mất thẩm mĩ cho Blog.
Cách khắc phục : tìm trong template class “.post img” và chèn đoạn code in đậm như bên dưới :
.post img {
  max-width:538px;  // chiều rộng tối đa
  max-height:468px;  //chiều cao tối đa
  padding:4px;
  border:1px solid $bordercolor;
}
5. Ẩn liên kết “Đăng ký: Các Bài đăng (Atom)
Liên kết này nhằm giúp người đọc nhanh chóng Bookmark lại trang của bạn để xem lại sau. Tuy nhiên, với các tiện ích như Bookmark and Share Homepage hay Đưa bài viết trên Blog lên các mạng xã hội thì tính năng này không còn mấy Blogger sử dụng nữa.
 Ẩn liên kết “Đăng ký: Các Bài đăng (Atom)”
Thực hiện : tìm trong template class “.feed-links” và chèn vào đoạn code in đậm như bên dưới
.feed-links {
  clear: both;
  line-height: 2.5em;
  display:none;
}
6. Ẩn Status Message Bar
Status Message Bar là thanh trạng thái hiển thị phía trên bài viết khi click vào “Nhãn” hoặc “Lưu trữ”, cho biết trạng thái của trang hiện hành.
Ẩn Status Message Bar với trang Label
Ẩn Status Message Bar với trang Archive
Thực hiện : chèn đoạn code sau vào trước thẻ đóng </b:skin>
.status-msg-wrap{display:none !important;}
(Còn tiếp…)
Hy vọng một số thủ thuật nhỏ trên đây sẽ có lúc hữu ích đối với bạn.
Chúc các bạn thành công !
iTechPlus (tổng hợp)

Thứ Bảy, 14 tháng 4, 2012


Highslide JS Chỉ với 1 dòng lệnh kết hợp với các thẻ div là bạn có thể tạo 1 button cho phép ẩn hiện nội dung của bạn khi click vào nó. Thủ thuật này ta thường thấy trong các forum ,web , blog...Các bạn xem đoạn code sau đây nhé.


Phần nội dung hiển thị
<div>
<div>
<input type="button" value="Xem" style="width:75px;font-size:10px;margin:0px;padding:0px;" onclick="if (this.parentNode.parentNode.getElementsByTagName('div')[1].getElementsByTagName('div')[0].style.display != '') { this.parentNode.parentNode.getElementsByTagName('div')[1].getElementsByTagName('div')[0].style.display = '';this.innerText = ''; this.value = 'Ẩn'; } else { this.parentNode.parentNode.getElementsByTagName('div')[1].getElementsByTagName('div')[0].style.display = 'none'; this.innerText = ''; this.value = 'Xem'; }">
</div>
<div>
<div style="display: none;">
{Phần nội dung bị ẩn}
</div>
</div>
</div>

- Khi các bạn muốn áp dụng cho bài viết của mình thì cứ việc thay thế dòng {phần nội dung bị ẩn} thành nội dung bài viết của bạn là xong.
- Nếu bạn muốn tạo nhiều nút Ẩn/Hiện trong bài viết của mình thì cứ làm tương tự.

Chúc các bạn thành công

Thứ Năm, 12 tháng 4, 2012

Theo Nghị định 31/2012/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu chung vừa được Chính phủ ban hành hôm nay (12/4), mức lương tối thiểu chung thực hiện từ 1/5/2012 là 1.050.000 đồng/tháng, tăng 220.000 đồng/tháng so với mức lương 830.000 đồng/tháng hiện đang áp dụng.

Mức lương tối thiểu chung nêu trên áp dụng với cán bộ, công chức, viên chức, các đối tượng thuộc lực lượng vũ trang và người lao động làm việc ở các cơ quan, đơn vị, tổ chức gồm: Cơ quan nhà nước, lực lượng vũ trang, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội; Đơn vị sự nghiệp của Nhà nước; đơn vị sự nghiệp của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội; Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu được tổ chức quản lý và hoạt động theo Luật doanh nghiệp.
Mức lương tối thiểu chung quy định trên được dùng làm cơ sở để tính các mức lương trong hệ thống thang lương, bảng lương, mức phụ cấp lương và thực hiện một số chế độ khác theo quy định của pháp luật đối với cán bộ, công chức, viên chức, các đối tượng thuộc lực lượng vũ trang và người lao động làm việc ở các cơ quan, đơn vị, tổ chức theo quy định.

Bên cạnh đó, còn dùng để tính trợ cấp kể từ ngày 1/5/2012 trở đi đối với lao động dôi dư theo Nghị định số 91/2010/NĐ-CP ngày 20/8/2011 của Chính phủ quy định chính sách đối với người lao động dôi dư khi sắp xếp lại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu; tính các khoản trích và các chế độ được hưởng tính theo lương tối thiểu chung.

Kinh phí thực hiện tăng lương tối thiểu chung

Kinh phí thực hiện đối với các đối tượng do ngân sách nhà nước bảo đảm từ các nguồn:

- Sử dụng 10% tiết kiệm chi thường xuyên (trừ tiền lương và các khoản có tính chất lương) theo dự toán đã được cấp có thẩm quyền giao năm 2012 của cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp.

- Sử dụng tối thiểu 40% số thu được để lại theo chế độ năm 2012 của các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp có thu. Riêng đối với các đơn vị sự nghiệp thuộc ngành y tế, sử dụng tối thiểu 35% số thu để lại theo chế độ (sau khi trừ chi phí thuốc, máu, dịch truyền hóa chất, vật tư tiêu hao, vật tư thay thế).

- Sử dụng 50% nguồn tăng thu ngân sách địa phương, không kể tăng thu tiền sử dụng đất (bao gồm 50% nguồn tăng thu hiện so với dự toán thu năm 2011 Thủ tướng Chính phủ giao và 50% tăng thu dự toán năm 2012 so với dự toán thu năm 2011 Thủ tướng Chính phủ giao).

- Nguồn kinh phí thực hiện cải cách tiền lương còn dư đến hết năm 2011 của cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp và các cấp ngân sách địa phương.

- Ngân sách trung ương bổ sung nguồn kinh phí để thực hiện mức lương tối thiểu chung trong trường hợp các Bộ, cơ quan Trung ương và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã thực hiện đúng các quy định nêu trên nhưng vẫn còn thiếu.

- Ngân sách trung ương hỗ trợ những địa phương khó khăn, chưa cân đối được nguồn với mức bình quân 2/3 so với mức lương tối thiểu chung đối với người hoạt động không chuyên trách xã, phường, thị trấn, ở thôn và tổ dân phố được xác định theo đúng quy định tại Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ.

Kinh phí thực hiện mức lương tối thiểu chung đối với người lao động làm việc trong các công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu được tổ chức quản lý và hoạt động theo Luật doanh nghiệp do công ty bảo đảm và được hạch toán vào giá thành hoặc chi phí sản xuất kinh doanh.

Nghị định có hiệu lực thi hành từ ngày 1/6/2012. Các quy định nêu tại Nghị định được tính hưởng từ ngày 1/5/2012.

 Theo VGP News

Thứ Năm, 5 tháng 4, 2012

logo




logo





logo




logo



Thứ Tư, 4 tháng 4, 2012

logo






Thứ Ba, 3 tháng 4, 2012

logo






logo BlOg FD - 134x60px



Lên trên